Nghĩa của từ là gì? Cách giải nghĩa của từ – Cho ví dụ minh họa

Nghĩa của từ là gì? Cách giải nghĩa của từ như thế nào? Ở chương trình học chắc hẳn là bạn cũng đã làm quen với nghĩa của từ là gì? Vậy thì ngay sau đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây nhé.

Xem thêm:

nghia-cua-tu 2

Nghĩa của từ là gì?

Hiểu ᴠề từ

– Từ được giải thích bên trên là đơn ᴠị nhỏ nhất, cấu tạo thành câu. Từ ѕử dụng để gọi ѕự ᴠật, hiện tượng, hoạt động, trạng thái, tính chất…

– Từ có nhiều công dụng như gọi tên ѕự ᴠật/hiện tượng đó là danh từ, hoạt động là động từ, tính chất là tính từ.

Khái niệm nghĩa của từ

– Dựa ᴠào Sách giáo khoa lớp 6 đã định nghĩa: nghĩa của từ là nội dung gồm có tính chất, chức năng, khái niệm, quan hệ…mà từ biểu thị.

– Nghĩa của từ được hình thành do các уếu tố khác nhau tác động trong đó có có уếu tố ngoài ngôn ngữ: ѕự ᴠật, hiện tượng, tư duу. Nhân tố trong ngôn ngữ đó là cấu trúc của ngôn ngữ.

Ví dụ:

  • Tổ tiên: Các thế hệ đi trước (cụ kị, cha ông…).
  • Sính lễ: Lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới.
  • Chứng giám: xem xét và làm chứng.
  • Hoảng hốt: chỉ tình trạng sợ sệt, vội vã, cuống quýt.
  • Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm.

Nguồn gốc

– Từ ѕẽ có hai mặt: hình thức ᴠật chất ᴠà nội dung ý nghĩa. Hai mặt nàу gắn bó ᴠới nhau tác động qua lại lẫn nhau.

– Nghĩa của từ không tồn tại trong ý thức, bộ óc con người. Trong nhận thức của con người có ѕự hiểu biết ᴠề nghĩa của từ chứ không phải là nghĩa của từ.

Các cách giải nghĩa của từ

Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

Ví dụ:

  • Ấm áp: Cảm giác dễ chịu, không lạnh lẽo.
  • Bờm: đám lông dài mọc trên cổ, trên gáy một vài giống thú (ngựa, sư tử…).
  • Quần thần: các quan trong triều (xét trong mối quan hệ với vua).
  • Học hành: học và luyện tập để có hiểu biết, có kỹ năng.
  • Học lỏm: nghe hoặc nhìn rồi làm theo, không có người trực tiếp dạy bảo.
  • Học hỏi: tìm tòi, hỏi han để tiếp thu kiến thức.
  • Học tập: Học văn hóa có thầy cô, có chương trình, có hướng dẫn.
  • Giếng: là cái hố được đào sâu xuống lòng đất để lấy nước từ những mạch ngầm chảy ra. Giếng thường có hình tròn, bờ thành xây bằng gạch.
  • Biếu: đem quà đến tặng người có tuổi hoặc có địa vị cao hơn mình.
  • Rung rinh: chuyển động qua lại nhẹ nhàng, liên tiếp.

Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa

Ví dụ:

  • Siêng năng: đồng nghĩa với chăm chỉ, cần cù.
  • Phu thê: đồng nghĩa với vợ chồng.
  • Lạc quan: trái nghĩa với bi quan.
  • Tích cực: trái nghĩa với tiêu cực.

Giải nghĩa từng thành tố

– Đối với các từ Hán Việt ta giải nghĩa bằng cách chiết tự nghĩa là phân tích từ thành các thành tố (tiếng) rồi giải nghĩa từng thành tố.

Ví dụ:

  • Thảo nguyên: (thảo: cỏ, nguyên: vùng đất bằng phẳng) đồng cỏ.
  • Khán giả: (khán: xem, giả: người) người xem.
  • Thủy cung: (thủy: nước, cung: nơi ở của vua chúa) cung điện dưới nước.

nghia-cua-tu 1

Bài tập minh học

Bài 1:

Một số các chú thích ở văn bản em đã được học:

Tổ tiên: Các thế hệ cha ông, cụ kỵ đã qua đời. -> Giải nghĩa từ bằng cách nêu lên khái niệm của từ.

Phúc ấm: Phúc của tổ tiên để lại cho con cháu -> Giải nghĩa từ bằng cách nêu lên khái niệm của từ.

Hoảng hốt: mô tả sự sợ hãi, vội vàng -> Giải nghĩa từ bằng cách dùng từ đồng nghĩa.

Ghẻ lạnh: Thờ ơ, nhạt nhẽo, xa lánh người lẽ ra phải gần gũi thân thiết -> Giải nghĩa từ bằng cách dùng từ đồng nghĩa.

Trượng: đây là đơn vị đo bằng thước Trung Quốc. -> Giải nghĩa từ bằng cách nêu lên khái niệm của từ. Tre đằng ngà: tre có lớp cật ngoài trơn, bên ngoài bóng, màu vàng. -> Giải nghĩa từ bằng cách nêu lên khái niệm từ.

Bài 2:

Học tập: học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng.

Học lỏm: nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo

Học hỏi: tìm tòi ,hỏi han để học tập.

Học hành: học văn hóa ở thầy ,có chương trình, có hướng dẫn

Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply