Từ mượn là gì? Phân loại từ mượn, Nguyên tắc của từ mượn

Từ mượn là gì? Để có thể biết rõ hơn về từ mượn ngay sau đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây nhé.

Xem ngay:

từ mượn

Từ mượn là gì?

– Từ mượn là những từ vay mượn của nước ngoài tạo ra sự phong phú, đa dạng của Tiếng Việt. Trong tiếng Việt có rất nhiều từ mượn có nguồn gỗ từ tiếng Hán, tiếng Pháp, Tiếng Anh, …

– Từ mượn xuất hiện là xu thế tất yếu của quá trình hội nhập của kinh tế, văn hóa, xã hội. Bởi, không phải mọi ngôn ngữ đều có đủ vốn từ vựng để định nghĩa cho rất cả các khái niệm.

– Do đó, việc chuyển ngữ từ vựng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác là cần thiết. Khi vay mượn tiếng nước ngoài đặt ra yêu cầu biểu thị đúng ý nghĩa mà gìn giữ bản sắc ngôn ngữ Tiếng Việt.

– Vì lẽ đó, từ mượn chỉ nên được sử dụng trong một ngôn ngữ khi ngôn ngữ đó không có từ thay thế hoặc từ thay thế quá dài và phức tạp.

Các loại từ mượn thường dùng

Căn cứ vào nguồn gốc của từ, từ mượn được phân loại như sau:

Từ mượn tiếng Hán

– Trong hệ thống từ mượn tiếng Việt, từ mượn tiếng Hán hay còn gọi là từ Hán Việt được sử dụng nhiều và đóng vai trò quan trọng nhất.

– Do Việt Nam có đường biên giới dài với Trung Quốc, hơn nữa Việt Nam đã từng trải qua hàng 1000 năm Bắc thuộc dẫn đến việc giao lưu và các nét tương đồng về văn hóa.

Ví dụ:

– Khán giả: được tạo thành bởi hai chữ trong tiếng Hán, trong đó: Khán có nghĩa là nhìn, giả có nghĩa là nghe.

– Yếu lược: được tạo thành bởi hai chữ đó là Yếu là quan trọng, lược có nghĩa là tóm tắt.

Từ mượn tiếng Pháp

– Việt Nam từng là thuộc địa của Pháp do đó ngôn ngữ Pháp có điều kiện du nhập vào Việt Nam. Trong quá trình giao lưu văn hóa, người Việt đã vay mượn nhiều từ gốc Pháp để chỉ các khái niệm mà trong tiếng Việt không có.

– Tuy nhiên, hầu hết các từ ngữ đều thay đổi về cả cách đọc lẫn chữ Viết để gìn giữ nét đẹp của Tiếng Việt. Chẳng hạn như các từ sau:

– A – xít: có nguồn gốc từ “acide” có phiên âm là /asid/.

– A lô: có nguồn gốc từ “allô” có phiên âm là /alo/. Đây là từ được sử dụng để hỏi “bên kia có nghe rõ được không?”.

Ô tô: có nguồn gốc từ “auto” có phiên âm là /oto/, được sử dụng để chỉ phương tiện giao thông có bốn bánh, chạy bằng động cơ trên đường bộ, để chở người hoặc chở hàng.

Bờ lu: có nguồn gốc từ “blouse”, phiên âm là /bluz/, được dùng để chỉ đồng phục áo choàng màu trắng của các bác sĩ.

Từ mượn tiếng Nga

Một số từ mượn tiếng Nga thường gặp như:

– Từ “Bôn-sê-vích” có nguồn gốc từ tiếng “ Большевик” , phiên âm là Bolshevik, được sử dụng để chỉ người giàu có trong xã hội.

– Từ “Mac-xít” có nguồn gốc từ “Ленинец”, phiên âm là Marksist, được dùng để chỉ người theo chủ nghĩa Mác.

Từ mượn Tiếng Anh

– Tiếng Anh được coi là ngôn ngữ thứ hai được sử dụng phổ biến trong giao tiếp quốc tế. Bên cạnh đó, ở Việt Nam, Tiếng Anh là ngôn ngữ bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông. Do đó, Việt Nam cũng sử dụng nhiều từ mượn tiếng Anh, chẳng hạn như các từ sau:

Đô la: là đơn vị tiền tệ có nguồn gốc từ “dollar”, phiên âm là /ˈdɒlə/;

Phông, Phông chữ: có nguồn gốc từ chữ “font”, phiên âm là /fɑnt/

In – tơ – net: là từ ngữ chỉ mạng máy tính, có nguồn gốc từ chữ “internet”, có phiên âm là /ˈɪntərnet/.

từ mượn

Nguyên tắc của từ mượn

– Nhằm bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt khi mượn từ cũng có những nguyên tắc riêng đó là không sử dụng tùy tiện, lạm dụng các từ mượn.

– Nếu như lạm dụng thường xuyên sẽ làm hại đến ngôn ngữ Tiếng Việt, về lâu dài khiến cho ngôn ngữ trở nên pha tạp. Bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ là nhiệm vụ vô cùng quan trong của mọi quốc gia trên thế giới. Do đó, khi mượn từ cần đảm bảo hai nguyên tắc sau:

Tiếp thu tinh hoa văn hóa dân tộc

Giữ gìn bản sắc dân tộc.

Bài tập

Câu hỏi: Trong số các từ dưới đây, những từ nào được mượn từ tiếng Hán? Những từ nào được mượn từ các ngôn ngữ khác?

Sứ giả, ti vi, xà phòng, buồm, mít tinh, ra-đi-ô, gan, điện, ga, bơm, xô viết, giang sơn, in-tơ-nét.

Trả lời:

Những từ mượn từ tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan, buồm, điện.

Những từ mượn của các ngôn ngữ khác: ti vi, xà phòng, mít tinh, ra-đi-ô, ga, bơm, xô viết, in-tơ-nét.

– Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply