Danh từ là gì? Phân loại – đặc điểm – chức năng của danh từ

Danh từ là gì? danh từ được phân loại như thế nào? Đặc điểm và chức năng của danh từ là gì? Trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ nói cho bạn biết rõ, hãy cùng theo dõi nhé.

Xem thêm: Chủ ngữ – vị ngữ là gì?

Danh từ là gì?

– Danh từ là những từ dùng để gọi tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm. Đây là một số trong số các từ loại phổ biến nhất của tiếng Việt.

– Danh từ không ngừng biến đổi và gia tăng về số lượng để đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người. Chúng ta tiếp xúc và sử dụng danh từ hàng ngày, trong mọi lĩnh vực của đời sống để giao tiếp và trao đổi thông tin.

danh-tu

Vi dụ về danh từ

  • Danh từ chỉ sự vật: bàn, ghế, bảng, phấn, máy tính, chuột, xe máy, xe đạp,…
  • Danh từ chỉ hiện tượng: sấm, chớp, mưa, gió, bão, trời, mây, …
  • Danh từ chỉ khái niệm: con người, thuật ngữ, bệnh án, báo cáo,…

Đặc điểm của danh từ

  • Là thành phần cấu tạo nên ngữ pháp tiếng Việt.
  • Là loại từ rất đa dạng.
  • Đóng vai trò làm chủ ngữ, tân ngữ hoặc tân ngữ cho ngoại động từ trong câu.

Các loại danh từ trong tiếng Việt

Danh từ chỉ sự vật

Danh từ chỉ sự vật mô tả tên gọi, địa danh, đồ vật, bí danh… Trong mục này chia thành 2 loại chính gồm danh từ chung và danh từ riêng.

=> Danh từ riêng

  • Danh từ riêng là những từ dùng để chỉ tên người, tên địa danh, một sự vật, sự việc cụ thể, xác định và duy nhất. Ví dụ như: Hồ Chí Minh, Phú Yên, Núi Đá Bia…
  • Ngoài ra, danh từ riêng có thể là từ thuần Việt, từ Hán Việt hoặc là tên phiên âm từ các thứ tiếng nước ngoài (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga,…)

=> Danh từ chung

– Là tên gọi hay mô tả sự vật, sự việc có tính bao quát, nhiều nghĩa không chủ ý nói một việc xác định duy nhất nào. Danh từ chung được chia thành 2 loại gồm:

  • Danh từ cụ thể: Là các loại danh từ chỉ sự vật mà chúng ta có thể cảm nhận bằng nhiều giác quan như mắt, tai… Ví dụ như gió, tuyết, điện thoại…
  • Danh từ trừu tượng: Những thứ ta không cảm nhận bằng 5 giác quan được xếp vào loại danh từ này. Ví dụ như tinh thần, ý nghĩa…

– Danh từ chung được chia thành nhiều nhóm nhỏ khác nhau, cụ thể như sau:

=> Danh từ chỉ khái niệm

  • Là những danh từ dùng để mô tả các khái niệm trừu tượng. Những khái niệm chỉ tồn tại trong ý thức và nhận thức của con người.
  • Nói cách khác, các khái niệm này không tồn tại trong thế giới thực, đôi khi còn được gọi là tâm linh, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt, tai.

danh-tu 2

=> Danh từ chỉ sự vật, hiện tượng

– Là các dạng hiện tượng do thiên nhiên sinh ra, do con người tạo ra trong môi trường không gian và thời gian. Loại này được chia thành các nhóm nhỏ sau:

  • Hiện tượng tự nhiên: Như mưa, sấm sét, gió, bão. Không có tác động từ ngoại lực, do tự nhiên sinh ra.
  • Hiện tượng xã hội: Như chiến tranh, nội chiến, sự giàu sang… Là những hành động, sự việc do con người tạo ra.

=> Danh từ chỉ đơn vị

– Là những từ dùng để chỉ đơn vị của sự vật. Danh từ chỉ đơn vị được chia thành nhiều nhóm nhỏ:

  • Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: được dùng để chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là danh từ chỉ loại. Đó là các từ: con, cái, chiếc; cục, cây, hạt, giọt, sợi,…
  • Danh từ chỉ đơn vị chính xác: Các danh từ này dùng để tính đếm, xác định kích thước, trọng lượng của các sự vật, vật liệu, chất liệu,… Ví dụ: lạng, cân, yến, tạ, mét thước, gang,…
  • Danh từ chỉ đơn vị ước lượng: Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp. Đó là các từ: bọn, đàn, dãy, bó, những, nhóm,…
  • Danh từ chỉ đơn vị thời gian: dùng để đo lường các khái niệm về thời gian như: giây, phút, giờ, tuần, tháng, buổi,…
  • Danh từ chỉ đơn vị hành chính, tổ chức: xóm, thôn, xã, huyện, nước, nhóm, tổ, lớp, trường, tiểu đội, ban, ngành,…

– Ngoài bài viết về danh từ bạn có thể tham khảo thêm về câu trần thuật sẽ có những gì nhé.

Chức năng của danh từ

– Tuy được phân chia thành nhiều loại khác nhau nhưng danh từ đều được sử dụng với mục đích chung là:

  • Danh từ có thể kết hợp với các từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ chỉ định ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ. ( Ví dụ như 3 con gà trong số 3 bổ ngữ cho danh từ “con gà”.)
  • Danh từ có thể làm chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu hoặc tân ngữ cho ngoại động từ.
  • Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Trong cụm danh từ, các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa có thể xác định được.
  • Danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong gian hay thời gian.

Xem ngay: Thơ thất ngôn tứ tuyệt là gì?

danh-tu 3

Cụm danh từ là gì?

– Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ.

Cấu tạo cụm danh từ

– Mô hình cụm danh từ đầy đủ gồm 3 phần (i) phần trước (ii) phần trung tâm (iii) phần sau. Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số và lượng.

– Các phụ ngữ ở phần sau nêu đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định ví trí của sự vật ấy trong không gian hoặc thời gian.

Cách sử dụng danh từ

– Trong câu, danh từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc các thành phần bổ ngữ.

Danh từ đóng vai trò làm chủ ngữ.

Ví dụ: Sông Hàn rất đẹp (“sông Hàn” đứng đầu câu đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu).

Danh từ đóng vai trò là vị ngữ.

– Khi đóng vai trò là vị ngữ, danh từ thường có từ “là” đứng trước.

Ví dụ: Cô ấy là y tá. (trong câu này “y tá” là danh từ đứng sau và đảm nhận chức năng làm vị ngữ trong câu).

Tân ngữ cho ngoại động từ.

Ví dụ: Anh ấy viết một bức thư. (“một bức thư” là tân ngữ của động từ “viết”)

Cho ví dụ về danh từ

Danh từ gọi tên các sự vật:

Ví dụ: Bàn, ghế, bảng, phấn, máy tính, chuột, xe máy, xe đạp,…

  • Chiếc xe đạp rất đẹp.
  • Cái bàn này rất tốt.

Danh từ gọi tên các hiện tượng:

Ví dụ: Sấm, chớp, mưa, gió, bão, trời, mây, …

  • Mây đang ùn ùn kéo đến.
  • Trời sắp đổ cơn mưa.

Danh từ gọi tên các khái niệm:

Ví dụ: Con người, thuật ngữ, bệnh án, báo cáo,…

Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học và công nghệ.

– Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply