Nhân hóa là gì? Tác dụng của nhân hóa là gì? Cho ví dụ minh họa

Nhân hóa là gì? Nhân hóa có tác dụng như thế nào? Để có thể hiểu rõ hơn hãy xem trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ nói cho bạn biết rõ, hãy cùng theo dõi nhé.

Xem ngay:

nhan-hoa

Nhân hóa là gì?

– Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng hoặc gọi để mô tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, động vật… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

Tác dụng phép nhân hóa

– Biện pháp nhân hóa làm cho đồ vật, con vật, cây cối, thiên nhiên trở nên gần gũi với con người, giúp con người yêu và quý trọng thiên nhiên, động vật hơn.

– Nó biểu thị được những tình cảm, suy nghĩ của con người với các loài vật, thiên nhiên.

Ví dụ 1:

Trâu ơi ta bảo trâu này.

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Cấy cày giữ nghiệp nông gia.

Ta đây trâu đấy, ai mà quản công.

– Trong câu ca dao trên, con trâu được nhân hóa như người bạn của bà con nông dân.

Ví dụ 2:

Cậu mèo đã dậy từ lâu.

Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng.

Mụ gà cục tác như điên.

Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi.

– Tác giả Trần Đăng Khoa đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn thơ trên gồm: Cậu mèo, Mụ gà, thằng gà trống.

Ví dụ 3:

“Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, nhưng vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng”

  (Trích tác phẩm Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành).

– Phép nhân hóa cây xà nu như một cơ thể người cường tráng, cành lá như lông chim.

Các kiểu nhân hóa

– Có 3 kiểu nhân hóa chính thường được sử dụng gồm:

* Dùng vốn từ gọi người để chỉ vật

– Dùng những vốn từ gọi người để chỉ vật, có thể là các bộ phận trên cơ thể người hay tên gọi, danh từ riêng.

Ví dụ: Từ đó, lão miệng, bác tai, cô mắt, cậu chân, cậu tay, lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị nhau cả.

+ Ta thấy đoạn văn trên sử dụng các bộ phận trên cơ thể người như mắt, tay, chân, tai để nhân hóa sự vật.

* Dùng vốn từ chỉ tính chất, hoạt động người để chỉ vật

– Dùng những từ vốn chỉ tính chất, hoạt động của người để chỉ tính chất, hoạt động của vật. Những hoạt động của chúng ta như nói chuyện, múa, hát, chạy, nhảy… được áp dụng cho sự vật, cây cối, đồ vật…

Ví dụ: “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”

+ Các từ được nhân hóa chỉ hoạt động của người trong đoạn văn trên là: chống lại, xung phong, giữ.

* Sử dụng cách trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

Ví dụ: “ Trâu ơi, ta bảo trâu này. Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta”

+ Từ được nhân hóa là “ơi” .

nhan-hoa 1

Cách nhận biết phép tu từ nhân hóa

Để phân tích và nhận biết được đâu là biện pháp tu từ nhân hóa, các em cần thực hiện theo các bước sau:

+ Bước 1: Chỉ ra dấu hiệu gồm sự vật, hiện tượng, loài vật nào được nhân hóa và từ ngữ nào dùng để nhân hóa.

+ Bước 2: Nêu tác dụng của từ ngữ nhân hóa đó.

  • Đối với việc miêu tả sự vật: Có tác dụng khiến sự vật trở nên gần gũi với con người.
  • Đối với việc biểu thị tư tưởng, tình cảm: Tác dụng tư tưởng tình cảm của sự vật và của tác giả muốn nói đến.

Lưu ý khi sử dụng biện pháp nhân hóa

– Ngoài việc nắm được định nghĩa biện pháp nhân hóa là gì, các hình thức và tác dụng của nhân hóa thì bạn cũng nên lưu tâm đến một số lưu ý khi sử dụng biện pháp tu từ này.

– Nhân hóa: nhân là người, hóa là biến hóa. Nhân hóa có nghĩa là biến sự vật thành con người (nhân cách hóa). Nhân hóa có thể được coi là một loại ẩn dụ.

=> Như vậy, nhân hóa giúp cho sự vật, hiện tượng trở nên gần gũi với con người hơn, bên cạnh giúp tác giải diễn tả trọn vẹn cảm xúc trong tác phẩm.

Ví dụ:

“Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ

Buồn trông con nhện chăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi, nhện chờ mối ai

Buồn trông chênh chếch sao mai

Sao ơi sao hỡi, nhớ ai sao mờ”

– Việc sử dụng biện pháp nhân hóa trong ví dụ trên giúp cho việc khắc họa nỗi buồn, sự trông đợi thiết tha mang đến một cái buồn man mác mà gần gũi.

– Ngược lại với biện pháp nhân hóa là gì? – Trái ngược với nhân hóa là vật hóa – sử dụng những vốn từ dùng để chỉ sự vật, hiện tượng để nói đến con người.

Ví dụ:

“Gái chính chuyên lấy được chín chồng

Vo viên bỏ lọ gánh gồng đi chơi

Ai ngờ quang đứt lọ rơi

Bò ra lổm ngổm chín nơi chín chồng”

– Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply