Kết tủa là gì? Ứng dụng của phản ứng kết tủa, Những kiến thức cần nhớ

Kết tủa là gì? Để có thể biết rõ hơn về kết tủa thì sau đây hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để có thể hiểu hơn về kết tủa nhé.

Xem ngay:

ket-tua-la-gi

Kết tủa là gì?

+ Kết tủa là quá trình hình thành chất rắn từ dung dịch sau khi phản ứng hóa học trong dung dịch lỏng xảy ra. Nếu không chịu tác dụng của sự lắng đọng để gắn kết các hạt rắn lại với nhau thì các chất tồn tại trong dung dịch sẽ ở dạng huyền phù. Sau khi lắng đọng, nhất là khi sử dụng phương pháp ly tâm để nén chặt các hạt này lại với nhau, chúng có thể được xem là dạng viên.

+ Sự kết tủa có thể được dùng làm một môi trường. Chất lỏng không kết tủa trong dung dịch được gọi là dịch nổi (supernate hoặc supernatant). Bột thu được từ quá trình kết tủa được gọi là bông hoặc tụ. Khi xuất hiện chất rắn ở dạng sợi cellulose trong quá trình hóa học thì người ta gọi đó là sự tái sinh.

+ Ngoài ra, sự hình thành chất kết tủa cũng thể hiện sự có mặt của phản ứng hóa học, ví dụ như đổ dung dịch bạc nitrat vào dung dịch natri chloride thì sau phản ứng sẽ xuất hiện kết tủa màu trắng là bạc chloride. Hoặc khi cho dung dịch kali iodide tác dụng với dung dịch chì (II) nitrat thì sẽ có kết tủa màu vàng sau phản ứng và đó là chì (II) iodide.

+ Kết tủa cũng có thể xuất hiện khi hàm lượng của hợp chất vượt giới hạn tan của nó. Điều này thường xảy ra khi trộn các dung môi hoặc thay đổi nhiệt độ của chúng. Sự kết tủa có thể diễn ra rất nhanh từ dung dịch bão hòa.

Các chất kết tủa thường gặp và màu kết tủa tương ứng

Nắm được màu kết tủa của các chất kết tủa sẽ giúp chúng ta dễ dàng nhận biết các chất. Màu kết tủa của các chất được cụ thể như sau:

ket tua la gi

ket tua la gi 1

Một số chất kết tủa trắng thường gặp

ket tua la gi 2

ket tua la gi 3

ket-tua-la-gi 1

Ứng dụng của phản ứng kết tủa

+ Các phản ứng kết tủa có thể được sử dụng trong sản xuất chất tạo màu, trong các phân tích định lượng truyền thống chất vô cơ hoặc loại muối ra khỏi nước trong quá trình xử lý nước thải.

+ Phản ứng tạo kết tủa cũng rất có ích trong việc phân lập các sản phẩm của phản ứng trong quá trình workup. Trong một số trường hợp lý tưởng, sản phẩm sẽ là chất không tan trong dung môi phản ứng và tạo thành chất kết tủa, đặc biệt là tạo các tinh thể tinh khiết.

Ví dụ: như trường hợp tổng hợp porphyrin trong dòng axit propionic bằng cách làm lạnh hỗn hợp phản ứng đến nhiệt độ phòng để tạo ra các tinh thể của porphyrin, sau đó thu những tinh thể này bằng phương pháp lọc.

+ Sự kết tủa cũng có thể xảy ra khi một phản dung môi được thêm vào và làm giảm đi đáng kể tính tan của sản phẩm mong muốn. Chất kết tủa sau đó có thể dễ dàng được tách ra bằng các phương pháp như lọc, tẩy hoặc ly tâm.

Ví dụ: Tổng hợp cromic tetraphenylporphyrin chloride bằng cách thêm nước vào dung dịch phản ứng DMF.

+ Trong luyện kim, sự kết tủa từ một dung dịch rắn là cách để tạo ra các hợp kim có độ bền cao.

Ví dụ về phản ứng kết tủa

+ Dung dịch bạc nitrat (AgNO3) được thêm vào dung dịch chứa kali chloride (KCl), tạo ra kết tủa màu trắng là bạc chloride (AgCl), (Zumdahl, 2005).

ket tua

Bạc chloride (AgCl) này được tạo ra ở dạng rắn có thể quan sát rõ kết tủa.

Phản ứng này có thể được mô tả bằng phương trình phản ứng ion sau.

ket tua 1

Phương trình ion rút gọn là:

ket tua 2

Cách lọc kết tủa hiệu quả

+ Lọc: Dung dịch có chứa chất kết tủa sẽ được đổ lên trên một bộ lọc. Lúc này, phần chất lỏng sẽ chảy qua bộ lọc còn phần kết tủa sẽ bị giữ lại ở trên bộ lọc. Phần chất lỏng sau khi qua bộ lọc vẫn có thể chứa kết tủa và phần kết tủa này sẽ tiếp tục được lọc lần 2 để thu thêm kết tủa.

+ Ly tâm: Ly tâm là phương pháp thu kết tủa hiệu quả, nhanh chóng và dễ thực hiện. Với kỹ thuật lọc ly tâm này, phần kết tủa phải dày và đặc hơn so với phần chất lỏng. Kết tủa thu được sẽ tụ lại thành viên và được lọc ra bằng cách đổ ra khỏi chất lỏng. Với phương pháp ly tâm, phần kết tủa lọc được sẽ ít bị thất thoát hơn và đây cũng là phương pháp phù hợp với chất kết tủa có kích thước nhỏ.

+ Gạn: Khi thực hiện phương pháp gạn, phần chất lỏng được đổ khỏi hỗn hợp của dung dịch và chất kết tủa. Trong một số trường hợp, dung môi được thêm vào để tách các chất kết tủa dễ dàng hơn.

Mong rằng những chia sẻ về bài viết ” Kết tủa là gì? ” trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply