Thể thơ thất ngôn bát cú là gì? Luật bằng trắc là gì? Luật thơ là gì?

Thể thơ thất ngôn bát cú là gì? Thơ thất ngôn bát cú được chia làm mấy loại? Trong bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ mang đến cho bạn câu trả lời. Hãy cùng theo dõi nhé.

Xem ngay

the-tho-that-ngon-bat-cu-la-gi 1

Thể thơ thất ngôn bát cú là gì?

– Thể thơ thất ngôn bát cú là cổ thi, xuất hiện sớm ở Trung Quốc. Đến đời nhà Đường mới được các nhà thơ đặt quy định cụ thể, rõ ràng, kéo dài trong chế độ phong kiến.

– Thể thơ này đã được các đời vua Trung Quốc và Việt Nam dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài, rất phổ biến ở Việt Nam vào thời Bắc thuộc, chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.

– Thể thơ thất ngôn bát cú có luật rất chặt chẽ. Tuy nhiên, trong quá trình sáng tác nhất là vào phong trào thơ mới tại Việt Nam từ năm 1925, bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng – trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ.

Xem ngay: Thơ song thất lục bát là gì? Cách làm thơ song thất lục bát

Luật thơ

Thơ thất ngôn bát cú được chia làm 2 dạng:

  • Thất ngôn bát cú theo Đường luật: Có quy luật nghiêm khắc về Luật, Niêm và Vần và có bố cục rõ ràng.
  • Thất ngôn bát cú theo Cổ phong: Không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.

– Còn một cách khác là theo Hàn luật. Những bài thơ thất ngôn bát cú chữ Nôm thường được gọi là thơ Hàn luật.

Ví dụ: Bài thơ “Tự tình” hai của Hồ Xuân Hương thì chúng ta thấy được những cách gieo vần của nó:

“Canh khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh,

Vừng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn.

Xuyên ngang mặt đất, rêu từng đám,

đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình xan xẻ tí con con. ”

– Ở đây ta thấy chữ dồn hiệp chữ “non”, “tròn”, “hòn”, “con”. Như vậy ta thấy được đối với một bài thơ viết theo thể thơ thất ngôn bát cú thường được gieo vần ở vần chân.

– Về cấu trúc của bài thơ theo thể thất ngôn bát cú thì chúng ta có bốn phần: Đề thực luận kết.

  • Hai câu đề: Nêu cảm nghĩ chung về người, cảnh vật.
  • Hai câu thực: Miêu tả chi tiết về cảnh, việc, tình để làm rõ cho cảm xúc nêu ở hai câu đề.
  • Hai câu luận: bàn luận, mở rộng cảm xúc, thường nêu ý tưởng chính của nhà thơ.
  • Hai câu kết: khép lại bài thơ đồng thời nhấn mạnh những cảm xúc đã được giãi bày ở trên.

the-tho-that-ngon-bat-cu-la-gi

Luật bằng trắc

– Về luật bằng trắc trong thể thơ. Thanh bằng bao gồm những chữ có dấu huyền và dấu thanh ngang. Thanh trắc là những chữ có những dấu còn lại.

– Cách sắp xếp các thanh bằng, trắc theo kiểu “Nhất, tam, ngũ bất luận. Nhị, tứ, lục phân minh” và xen kẽ nhau. Tức là nếu tiếng thứ 2 là thanh bằng thì tiếng thứ 4 là thanh trắc, tiếng thứ 6 thanh bằng và dòng tiếp theo thì ngược lại (nếu câu đầu là 2 = bằng, 4 = trắc, 6 = bằng thì câu kế tiếp sẽ là 2 = trắc, 4 = bằng, 6 = trắc). Chẳng hạn như câu thơ trong bài:

“Canh khuya văng vẳng trống canh dồn”

Thanh: B…………. T………. B……….

“Trơ cái hồng nhan với nước non. ”

Thanh: T……. . B………. T………. .

                   (Tự tình 2- Hồ Xuân Hương).

– Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply