Thơ thất ngôn tứ tuyệt là gì? Luật thơ thất ngôn tứ tuyệt là gì?

Thơ thất ngôn tứ tuyệt là gì? Luật thơ thất ngôn tứ tuyệt là gì? Thơ thất ngôn tứ tuyệt có mấy loại? Sau đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt này nhé.

Xem ngay

that ngon tu tuyet 1

Thơ thất ngôn tứ tuyệt là gì?

– Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mà mỗi bài có 4 câu và mỗi câu gồm 7 chữ. Trong đó, các câu 1, 2, 4 hoặc các câu 2, 4 sẽ hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Thơ thất ngôn tứ tuyệt ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 7 thời Nhà Đường ở Trung Quốc.

– Thất ngôn tứ tuyệt mỗi bài thơ sẽ có tổng cộng 28 chữ. Khi đó, thơ tứ tuyệt có nghĩa là tác giả phải truyền cảm xúc và tinh thần của bài thơ trong 4 câu đảm bảo tuyệt vời nhất đến người thưởng thức.

– “Tuyệt” là lấy ra từ “tứ”, được hiểu là bản sao thu nhỏ của thể loại thơ bát cú nên khi lấy ra 4 câu trong bài bát cú để làm thơ tứ tuyệt thì về cơ bản 2 thể loại này hoàn toàn giống nhau.

Thất ngôn tứ tuyệt có mấy loại?

– Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật: Là một thể thơ được yêu thích trong thơ Đường luật gồm có quy luật nghiêm khắc về “Luật – Niêm – Vần” (theo bằng – trắc) và bố cục rõ ràng.

– Thất ngôn tứ tuyệt Cổ phong: Thể thơ này không có quy luật rõ ràng, có thể sử dụng một vần (độc vận) hoặc nhiều vần (liên vận) đảm bảo thích ứng với quy luật âm thanh và nhịp bằng – trắc xen nhau cho dễ đọc.

that ngon tu tuyet 2

Xem thêm: Thể thơ thất ngôn bát cú là gì? Luật bằng trắc là gì?

Đặc điểm của thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

– Đặc điểm nổi bật của thơ thất ngôn tứ tuyệt là sẽ có nhịp điệu du dương, giống như một bản giao hưởng nên khi đọc bài thơ nghe rất êm tai.

  • Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật sẽ có nhịp chẵn, ngắt nhịp 2 hoặc 4 tiếng trọn nghĩa.
  • Âm điệu của bài thơ phải làm theo chính luật.
  • Về vần điệu, nên gieo vần ở cuối của các câu 1-2-4-6-8 xen kẽ tiếng không có dấu và tiếng có dấu huyền để âm điệu bài thơ được du dương trầm bổng.
  • Thơ thất ngôn tứ tuyệt có thể được gieo vần thông vận hoặc theo luật bất tận

Luật thơ thất ngôn tứ

– Thơ thất ngôn tứ tuyệt theo Đường luật sẽ có quy luật nghiêm khắc về luật, niêm và vần theo bằng trắc và có bố cục rất rõ ràng.

Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

– Thơ thất ngôn tứ tuyệt theo Cổ phong thường sẽ không theo quy luật rõ ràng, nó có thể dùng một vần – độc vận hay nhiều vần – liên vận, tuy nhiên vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.

– Thất ngôn tứ tuyệt quy định tính theo hàng ngang. Có nghĩa là tiếng thứ hai của câu thứ nhất là tiếng quan trọng, nó sẽ quy định luật cho toàn bài. Nếu tiếng thứ 2 mang thanh B thì luật của toàn bài sẽ là luật B.

that ngon tu tuyet

  • Niêm: Niêm sẽ được tính theo hàng dọc, các câu phải niêm với nhau (giống nhau).
  • Vần: Các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 sẽ hiệp vần với nhau ở chữ cuối.
  • Bốn câu trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt theo thứ tự là các câu khai, thừa, chuyển và hợp.

– Ngoài ra, còn một cách khác để làm thơ thất ngôn tứ tuyệt là theo Hàn luật. Những bài thơ thất ngôn tứ tuyệt chữ Nôm xưa thường được gọi là thơ Hàn luật.

Bố cục cơ bản của một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt

– Thông thường, một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt sẽ bao gồm 4 phần là khai, thừa, chuyển, hợp:

  • Câu 1: Câu khai mở ra ý bài thơ.
  • Câu 2: Câu thừa để mở rộng, triển khai, cụ thể hóa ý đã mở ra ở câu khai.
  • Câu 3: Câu chuyển để chuyển ý, có vai trò quan trọng trong bộc lộ ý thơ.
  • Câu 4: Câu hợp có quan hệ chặt chẽ với câu chuyển, cùng nhau tạo thành 1 cặp thể hiện rõ ý câu chuyển và thâu tóm toàn bộ ý tứ bài thơ.

Bạn có thể tham khảo thêm: Thể thơ Song Thất Lục Bát là gì? Cách làm thơ song thất lục bát

Cách làm thơ thất ngôn tứ tuyệt

– Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật thường có 2 thể là luật trắc vần bằng và luật bằng vần bằng. Mỗi thể thơ đều có một bảng luật và đây được coi như “công thức” căn bản để người làm thơ phải tuân theo.

Thơ thất ngôn tứ tuyệt luật trắc vần bằng không đối

Bảng luật cách làm thơ tứ tuyệt luật trắc vần bằng không đối như sau:

T – T – B – B – T – T – B (vần)

B – B – T – T – T – B – B (vần)

B – B – T – T – B – B – T

T – T – B – B – T – T – B (vần)

Ví dụ:

Thuở ấy tuy còn tuổi ấu thơ
Mà sao vẫn nhớ đến bây giờ
Xuân về nũng nịu đòi mua pháo
Để đón giao thừa thỏa ước mơ.

Thơ thất ngôn tứ tuyệt luật bằng vần bằng không đối

Bảng luật cách làm thơ tứ tuyệt luật bằng vần bằng không đối như sau:

B – B – T – T – T – B – B (vần)

T – T – B – B – T – T – B (vần)

T – T – B – B – B – T – T

B – B – T – T – T – B – B (vần)

Ví dụ:

Đôi mình cách biển lại ngăn sông
Dõi mắt tìm nhau nhỏ lệ hồng
Ngắm ánh trăng thề thương kỷ niệm
Đêm trường thổn thức nhớ mênh mông.

– Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply