Sóng dừng là gì? Sự phản xạ của sóng dừng – Kiến thức cần nhớ

Sóng dừng là gì? Bạn có muốn tìm hiểu về sóng dừng hay không? Vậy thì sau đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu kỹ hơn về sóng dừng này nhé.

Xem thêm:

Sóng dừng là gì?

song-dung

Sự phản xạ của sóng

– Khi sóng cơ truyền đến biên của một môi trường thì tại vị trí biên này sóng bị phản xạ. Khi sóng truyền trên dây thì sóng cơ bị phản xạ tại đầu dây.

sóng dừng

Sóng dừng

Khái niệm

– Sóng dừng là sóng được hình thành do sự giao thoa của 2 sóng ngược chiều, tạo ra các điểm không dao động và những điểm dao động với biên độ cực đại.

Sóng dừng trên sợi dây có hai đầu cố định

sóng dừng 1

– Điều kiện có sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định là chiều dài của sợi dây phải bằng một số nguyên lần nửa bước sóng:

Công thức:  sóng dừng

Đối với sợi dây có hai đầu cố định: sóng dừng

=> Trong đó:

  • Số bó sóng: k
  • Số nút sóng: k+1
  • Số bụng sóng: k

Sóng dừng trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do

sóng dừng

– Điều kiện có sóng dừng trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do là chiều dài của sợi dây phải bằng một số lẻ lần λ/4sóng dừng

Các đặc điểm của sóng dừng

  • Nút sóng là những điểm dao động với biên độ bằng 0 (đứng yên). Bụng sóng và nút sóng là những điểm cố định trong không gian.
  • Khoảng cách giữa hai bụng sóng hay hai nút sóng liên tiếp là λ /2.
  • Khoảng cách giữa bụng sóng và nút sóng liên tiếp là λ /4.
  • Tại vị trí vật cản cố định, sóng tới và sóng phản xạ ngược pha nhau.
  • Tại vị trí vật cản tự do, sóng tới và sóng phản xạ cùng pha
  • Gọi a là biên độ dao động của nguồn thì biên độ dao động của bụng là 2a, bề rộng của bụng sóng là 4a.
  • Khoảng thời gian ngắn nhất (giữa 2 lần liên tiếp) để dây duỗi thẳng là ∆t = 0,5T.
  • Sóng dừng được tạo bởi sự rung của nam châm điện với tần số dòng điện ƒ thì tần số sóng là 2f.
  • Khi cho dòng điện có tần số ƒ chạy trong dây kim loại, dây kim loại được đặt giữa 2 cực của nam châm thì sóng dừng trên dây sẽ có tần số là f.
  • Mọi điểm nằm giữa 2 nút liên tiếp của sóng dừng đều dao động cùng pha và có biên độ không đổi khác nhau.
  • Mọi điểm nằm 2 bên của 1 nút của sóng dừng đều dao động ngược pha.
  • Sóng dừng không có sự lan truyền năng lượng và không có sự lan truyền trạng thái dao động.

Ứng dụng của sóng dừng

  • Đo bước sóng
  • Đo tốc độ truyền sóng

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply