Từ trường là gì? Đường sức từ, Cảm ứng từ, Từ trường đều là gì?

Từ trường là gì? Đường sức từ, Cảm ứng từ, Từ trường đều đây đều là những kiến thức vật lý của lớp 11. Có thể phần lớn học sinh đều đã biết về cái tên từ trường này.

– Sau đây chúng ta cùng đi ôn lại và tìm hiểu nhiều hơn về từ trường, đường sức từ, cảm ứng từ, từ trường đều này nhé.

Xem ngay:

tu-truong-la-gi-2

Từ trường là gì?

– Từ trường là môi trường vật chất bao quanh các hạt mang điện có sự chuyển động. Từ trường gây ra lực từ tác dụng lên các vật có từ tính đặt trong nó.

Ví dụ:

  • Hai nam châm hút nhau khi chúng đặt trong vùng từ trường của nhau.
  • Lực từ tác dụng xuyên qua không gian.
  • Tương tác từ giữa hai dòng điện song song cùng chiều hút nhau, ngược chiều đẩy nhau.

Nhận biết từ trường

– Để phát hiện từ trường có tồn tại hay không trong cuộc sống, người ta sử dụng kim nam châm để xác định. Kim nam châm trạng thái cân bằng theo hướng N – B. Do đó, ta dễ dàng nhận biết được từ trường nhờ sử dụng dụng cụ này.

Ứng dụng của từ trường trong đời sống

– Ứng dụng trong các loại máy móc: Máy phát điện, đông cơ điện, máy biến áp, tụ điện,…

– Ứng dụng lực hút vào một số dụng cụ như: Nam châm điện trong các cần cẩu sắt, thép, cuộn dây đóng mở các van điện tử, các cuộn dây rơ le …

– Ứng dụng trong các dụng cụ đo đạc tín hiệu hoặc phát tín hiệu dùng từ trường: Micro, loa, các bộ biến cảm đo độ rung, độ chấn động, chuông báo, còi điện…

– Ứng dụng lực đẩy và lực cản của từ trường đối với các vật chuyển động: Đệm từ trường trong xe lửa cao tốc, bộ cản dịu trong đồng hồ đo đạc…

– Các sóng điện từ được tạo ra khi tần số của cảm ứng từ tăng lên đến một mức độ nhất định. Các sóng điện từ do cảm ứng từ tạo ra được ứng dụng trong các thiết bị như: TV, Radio, điện thoại di động…

Từ trường còn có ý nghĩa rất lớn khi được ứng dụng trong các thiết bị y tế.

tu-truong-la-gi-1

Đường sức từ

– Đường sức từ là một cách vẽ bản đồ từ trường của một vật hoặc miêu tả lực từ của các vật liệu. Các đường sức từ có thể là đường thẳng hoặc đường cong có độ dài vô hạn và chúng không cắt nhau trong phạm vi không gian xung quang nam châm và dòng điện.

– Thông qua mật độ của đường sức từ chúng ta có thể biết được độ lớn từ trường. Mật độ các đường sức từ càng dày thì từ trường càng lớn và ngược lại mật độ đường sức từ càng thưa thì từ trường càng nhỏ.

Từ trường đều

– Từ trường đều là từ trường mà đặc tính của nó giống nhau tại mọi thời điểm. Các đường sức từ là đường thẳng song song, cùng chiều và chúng cách đều nhau. Từ trường đều có thể được tạo ra giữa 2 cực của nam châm hình chữ U.

– Có rất nhiều khách hàng thắc mắc về khái niệm từ trường tĩnh. Hiện nay con người chưa tìm ra được từ trường tĩnh nên chúng không có khái niệm nào cả. Từ trường do nam châm vĩnh cửu đứng yên sinh ra là từ trường xoáy.

Cảm ứng từ

– Cảm ứng từ là đại lượng vật lý, tượng trưng cho từ trường về phương diện tác dụng của lực từ. Nói cách khác, cảm ứng từ là đại lượng diễn tả độ lớn của từ trường, đơn vị cảm ứng từ là tesla (T).

– Vectơ cảm ứng từ có phương tiếp tuyến với đường sức từ tạo thời điểm đó thì chúng có chiều hướng từ cực nam sang cực bắc của nam châm đặt lên nó.

– Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply