Thừa axit dạ dày là gì? Vai trò của Axit dạ dày là gì? Triệu chứng thừa axit dạ dày

Thừa axit dạ dày là gì? Vai trò của Axit dạ dày là gì? Triệu chứng thừa axit dạ dày. Sau đây hãy cùng với chúng tôi đi tìm hiểu kĩ hơn về Thừa axit dạ dày là gì nhé.

Tham khảo ngay

Thừa axit dạ dày là gì?

Khi nồng độ axit dạ dày vượt mức 0,001 mol/l và độ pH dưới 3.5 thì sẽ dẫn tới tình trạng thừa axit dạ dày. Đây là tình trạng phổ biến, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới dạ dày, dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm.

thua-axit-da-day

Nguyên nhân thừa axit dạ dày

  • Lạm dụng rượu, bia: Rượu, bia ức chế sự tạo thành chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, đồng thời kích thích tiết ra nhiều axit dịch vị nên dễ gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

Người uống quá nhiều rượu bia thường có lượng axit dạ dày cao, làm tổn thương nặng tại ổ viêm, có thể gây loét, thủng dạ dày, thậm chí dẫn tới ung thư dạ dày.

  • Ăn uống thất thường: Ăn uống không đúng bữa, bỏ bữa, thường xuyên ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ cũng là nguyên nhân gây tăng tiết axit dạ dày dẫn tới dư axit dạ dày.
  • Căng thẳng thần kinh: Khiến dạ dày phải co bóp, tiết axit nhiều, dẫn tới dư axit dạ dày, đau dạ dày.
  • Vi khuẩn Helicobacter Pylori: Sự tồn tại của vi khuẩn Helicobacter Pylori trong dạ dày làm tăng tiết axit, gây nhiều bệnh lý tại dạ dày.
  • Hút thuốc lá: Nicotin có trong thuốc lá có thể tiêu diệt các lợi khuẩn trong dạ dày, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển, đặc biệt là vi khuẩn Helicobacter Pylori gây tăng tiết axit dạ dày.
  • Thiếu ngủ: Thức quá khuya, ngủ không đủ giấc là nguyên nhân tăng tiết axit dạ dày.

Triệu chứng thừa axit dạ dày

  • Đau và nóng rát thượng vị.
  • Đầy hơi, ợ chua, chua miệng, hôi miệng.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón, nước tiểu sẫm màu kéo dài.
  • Da khô, nổi nhiều mụn nhọt.
  • Thường xuyên mệt mỏi, mất ngủ.
  • Buồn nôn, khó tập trung và căng thẳng thần kinh.

Vai trò của axit dạ dày

Thành phần chính của axit dạ dày là axit clohydric (công thức hóa học: HCl). Nồng độ HCl ở dạ dày của người khỏe mạnh dao động trong khoảng 0,0001 – 0,001 mol/l, độ pH khoảng 3 – 4.

Axit dạ dày đóng vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Đó là:

  • Thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn và làm rỗng dạ dày.
  • Kích thích ruột non và tụy sản xuất ra các enzyme tiêu hóa để phá vỡ chất béo, protein,….
  • Tiêu diệt các vi khuẩn có hại từ bên ngoài đi vào dạ dày, tránh gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa.
  • Có vai trò quan trọng đối với việc đóng – mở các van tâm vị và môn vị.

thua-axit-da-day-la-gi

Axit dạ dày cần đảm bảo cân bằng để ổn định quá trình tiêu hóa trong dạ dày. Việc thiếu hoặc dư axit dạ dày đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng tiêu hóa của dạ dày nói riêng và sức khỏe nói chung.

Thừa axit dạ dày có nguy hiểm không?

Thừa axit dạ dày là tình trạng nguy hiểm, vì lượng axit vừa đủ sẽ giúp tiêu hóa thức ăn nhưng nếu dư thừa axit thì sẽ gây phá hủy, bào mòn thành dạ dày và các cơ quan trong hệ tiêu hóa. càng ngày, axit sẽ càng làm tổn thương sâu hơn ở niêm mạc dạ dày, gây các bệnh lý như:

  • Đau dạ dày: Dư axit dạ dày làm tổn thương niêm mạc, gây các vết loét trên niêm mạc dạ dày, làm xuất hiện các cơn đau dạ dày.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Axit dịch vị dư thừa có thể trào ngược lên thực quản, làm tổn thương cơ quan này.
  • Viêm loét dạ dày: Các vết viêm dạ dày lâu ngày sẽ bị axit dư thừa tấn công, gây các ổ loét trên niêm mạc dạ dày;
  • Xuất huyết dạ dày: Axit dư thừa tiếp xúc với các vết loét có thể gây chảy máu dạ dày.
  • Thủng dạ dày và ung thư dạ dày: Là các biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh.

Ngoài ra, thừa axit dạ dày còn gây ăn mòn cơ thể, khiến cơ thể mất sức đề kháng, dễ mắc các bệnh mãn tính như gút, loãng xương, ung thư, sỏi thận, béo phì, bệnh về gan, mật,…

Mong rằng những chia sẽ về ” Thừa axit dạ dày ” sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình.

Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply