Từ ngữ địa phương là gì? Các loại từ ngữ địa phương, Đặc điểm

Từ ngữ địa phương là gì? Từ ngữ địa phương được phân loại như thế nào? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Xem ngay

tu-ngu-dia-phuong-la-gi

Từ ngữ địa phương là gì?

– Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm về từ ngữ toàn dân: Từ ngữ toàn dân là loại từ ngữ được sử dụng rộng rãi và thống nhất trong toàn thể bộ phận nhân dân trên cả nước.

– Từ đó chúng ta có khái niệm từ ngữ địa phương như sau: Từ ngữ địa phương là loại từ ngữ được sử dụng chỉ ở bộ phận một hoặc một số địa phương nhất định. Nếu nói từ ngữ của địa phương thì có thể người dân của địa phương khác sẽ không hiểu vì nó không được dùng phổ biến trong toàn dân.

Ví dụ:

+ Từ địa phương Bắc Bộ: U (mẹ), giời (trời)…

+ Từ địa phương Trung Bộ: mô (nào, chỗ nào), tê (kìa), răng (thế nào, sao), rứa (thế) , ..

+ Từ địa phương Nam Bộ: heo (lợn), thơm (dứa), ghe (thuyền), …

+ Con về tiền tuyến xa xôi

Nhớ bầm, yêu nước cả đôi mẹ hiền.

(Tố Hữu)

Các loại từ ngữ địa phương

– Thường thì người ta chia từ ngữ địa phương theo vùng miền:

  • Từ ngữ địa phương Bắc Bộ (phương ngữ Bắc): U – mẹ; giời – trời…
  • Từ ngữ địa phương Trung Bộ (phương ngữ Trung): mô (nào, chỗ nào); rứa (thế); răng (sao, thế nào)…
  • Từ ngữ địa phương Nam Bộ (phương ngữ Nam): heo – lợn; thơm – dứa; honda – xe máy; ghe – thuyền…

tu-ngu-dia-phuong-la-gi 1

Các kiểu từ ngữ địa phương

– Từ ngữ địa phương có nghĩa tương ứng với nghĩa của từ ngữ toàn dân:

Ví dụ:

+ Miền Trung: mô – chỗ nào, đâu; tê – kìa; tru – trâu…

+ Miền Nam: tô – bát; cây viết – cây bút; chạy honda – chạy xe máy…

– Từ ngữ địa phương dùng ở một số nơi chỉ những sự vật, hiện tượng chỉ có ở nơi đó nhưng sau khi phổ biến thì trở thành từ ngữ toàn dân (nhưng thực chất nó vẫn là từ ngữ địa phương)

Ví dụ:

+ Bắc Bộ: thúng (đơn vị để đong thóc, gạo); nia; dần; sàng (đồ dùng để sẩy gạo, thóc); bò (đơn vị để đong gạo)…

+ Trung Bộ: nhút; chẻo – nước mắm…

+ Nam Bộ: sầu riêng, mãng cầu, chôm chôm…

Đặc điểm từ địa phương

– Nguyên nhân xuất hiện chủ yếu của từ địa phương là do sự phân hoá về dân cư, địa lí và hàng rào kinh tế. Ngoài ra sự phân hóa về mặt chính trị, xã hội cũng là một nhân tố khác tác động đến sự hình thành của phương ngữ .

– Nhiều từ vựng, phương ngữ Bắc quen dùng từ thuần Việt, phương ngữ Nam hay dùng từ Hán Việt như (Bắc/Nam): hát/ca, chè/trà, bèo tây/lục bình, quán/tiệm, mướp đắng/khổ qua, đỗ/đậu… Ở chiều ngược lại, phương ngữ Bắc thông dụng từ Hán Việt thì phương ngữ Nam hay dùng từ đã Việt hóa như: hoa quả/trái cây…

– Nhiều từ vựng phương ngữ miền Nam có nguồn gốc từ bối cảnh sông nước, đặc điểm tự nhiên của miền Tây Nam Bộ, như: có giang, quá giang, anh em cọc chèo (phân biệt chèo lái, chèo kế, chèo mũi) chỉ anh em đồng hao ở ngoài Bắc, khẳm (chỉ thứ gì nhiều quá ví dụ khẳm tiền), chìm xuồng (chỉ vụ việc bị lãng quên), tới bến, xuống nước…

– Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply