Từ đồng nghĩa là gì? Phân loại từ đồng nghĩa, Cho ví dụ minh họa

Từ đồng nghĩa là gì? Từ đồng nghĩa được phân loại như thế nào? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ mang đến cho bạn câu trả lời.

Xem ngay

tu-dong-nghia-la-gi

Từ đồng nghĩa là gì?

– Từ đồng nghĩa trong tiếng Việt là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, trong một số trường hợp từ đồng nghĩa có thể thay thế hoàn toàn cho nhau, một số khác cần cân nhắc về sắc thái biểu cảm trong trường hợp cụ thể.

Ví dụ:

  • bố-ba: đều chỉ người sinh thành ra mình
  • mẹ-má-mế: chỉ người mẹ, người sinh ra mình
  • chết-hy sinh: mất khả năng sống, không còn biểu hiện của sự sống
  • siêng năng-chăm chỉ-cần cù
  • lười biếng-lười nhác-biếng nhác

Phân loại từ đồng nghĩa

Từ đồng nghĩa được chia thành hai loại chính là:

Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối)

– Từ đồng nghĩa hoàn toàn là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, có thể thay thế cho nhau

Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối)

– Là những từ có nghĩa giống nhau nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm hoặc cách thức hành động nên cần cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn thay thế cho nhau.

Ví dụ:

  • Từ đồng nghĩa hoàn toàn: đất nước-non sông-non nước-tổ quốc, bố-ba, mẹ-má, xe lửa-tàu hỏa, con lợn-con heo
  • Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: chết-hy sinh-quyên sinh, cuồn cuộn-lăn tăn-nhấp nhô

tu-dong-nghia-la-gi 1

Phân tích sắc thái biểu cảm của những từ đồng nghĩa không hoàn toàn:

– Chết-mất-hy sinh-quyên sinh: “Chết” là cách nói bình thường, “mất” là cách nói giảm nói tránh nỗi đau, “hy sinh” cách nói thiêng liêng, trang trọng hơn, “quyên sinh” là cái chết chủ động, có mục đích, tự tìm đến cái chết.

– Cuồn cuộn-lăn tăn-nhấp nhô: đều chỉ trạng thái của sóng biển, nhưng “cuồn cuộn” thể hiện sự dồn dập, mạnh mẽ, hết lớp này đến lớp khác, “lăn tăn” là những gợn sóng nhỏ, trong khi “nhấp nhô” là những đợt sóng nhô lên cao hơn những đợt sóng xung quanh, hết lớp này đến lớp khác.

– Hiền hòa-hiền lành-hiền từ-hiền hậu: “hiền hòa” thường dùng để chỉ tính chất của sự vật (ví dụ dòng sông hiền hòa), “hiền lành” chỉ tính cách của con người, hiền và tốt bụng, không có ý gây hại cho bất kì ai, “hiền từ” thể hiện lòng tốt và tính thương người, “hiền hậu” là hiền lành và nhân hậu.

Bài tập

Bài 1: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (được gạch chân ) trong các dòng thơ sau :

a) Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao. (Nguyễn Khuyến )

b) Tháng Tám mùa thu xanh thắm. ( Tố Hữu )

c)  Một vùng cỏ mọc xanh rì. (Nguyễn Du )

d) Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc. (Chế Lan Viên )

e) Suối dài xanh mướt nương ngô. (Tố Hữu )

*Đáp án :

a) Xanh một màu xanh trên diện rộng.

b) Xanh tươi đằm thắm.

c) Xanh đậm và đều như màu của cây cỏ rậm rạp.

d) Xanh lam đậm và tươi ánh lên.

e) Xanh tươi mỡ màng.

Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply