Trường từ vựng là gì? Đặc điểm – Phân loại của trường từ vựng là gì?

Trường từ vựng là gì? Đặc điểm của trường từ vựng là gì? Trường từ vựng được phân loại như thế nào? Sau đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Xem ngay

truong-tu-vung-la-gi 1

Trường từ vựng là gì?

– Trong thuật ngữ trường từ vựng, có thể hiểu trường là một tập hợp (khái niệm trường được mượn của các ngành khoa học tự nhiên, xuất hiện trong các tập hợp từ như: trường hấp dẫn, trường điện từ…), từ vựng chỉ các từ trong một ngôn ngữ (ở đây là tiếng Việt).

– Trường từ vựng là tập hợp của những từ căn cứ vào một nét đồng nhất (nét chung) nào đó về nghĩa.

Ví dụ :

  • Trường từ vựng “động vật” gồm các từ: trâu, hò, lợn, gà, dê, khỉ; trống, mái; mõm, đuôi; phi, lồng, …
  • Trường từ vựng về “biển”: bờ biển, eo biển; bão biển, sóng thần; hải âu, sò huyết, …

Phân loại trường từ vựng

Xuất phát từ mối quan hệ về nghĩa, trường từ vựng được phân loại như sau:

Trương tuyền tính

– Trường tuyến tính: là tập hợp các từ vựng nằm trên trục tuyến tính. Chúng có khả năng kết hợp với một từ hoặc nhiều từ tại trục đó.

– Để xác lập các trường tuyến tính, ta chọn một từ làm gốc rồi tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành chuỗi tuyến tính (cụm từ hoặc câu).

Ví dụ: Trường từ vựng “Làm” bao gồm bài tập, giáo viên, bác sĩ,…

Trường trực tuyến

– Trường trực tuyến: bao gồm trường từ vựng biểu vật và trường từ vựng biểu niệm. Trong đó:

+ Trường biểu vật là tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu thị vật.

– Để xác lập trường nghĩa biểu vật, ta chọn một danh từ biểu thị sự vật làm gốc, sau đó thu thập các từ ngữ có phạm vi biểu vật với danh từ được chọn làm gốc.

– Chẳng hạn, chọn từ “Cá” là danh từ biểu thị sự vật làm gốc.

Ta được trường từ vựng như sau:

  • Tên gọi cá loài cá: Cá chép, cá vàng, cá trắm, cá cờ,…
  • Các bộ phận cấu tạo: Đầu, mắt, vây,..
  • Hình dáng, kích thước: To, nhỏ,…
  • Mục đích sử dụng: giống, cảnh,…

Trường biểu tượng

– Trường biểu niệm: là tập hợp các từ có chung nghĩa biểu niệm.

– Để xác lập trường nghĩa biểu niệm, ta chọn một cấu trúc biểu niệm làm gốc, rồi trên cơ sở đó thu thập các từ có chung cấu trúc biểu niệm gốc đó.

Trường liên tưởng

– Trường liên tưởng là hệ thống các từ vựng được xuất hiện do sự liên tưởng linh hoạt với một từ trung tâm nào đó.

– Để xác lập trường liên tưởng, cần chọn ra một từ trung tâm, từ đó tìm những từ khác dựa vào mối quan hệ khác nhau.

Ví dụ: Trường từ vựng “gia đình” bao gồm:

  • Liên tưởng mối quan hệ trong gia đình: ông bà, bố mẹ, anh em, chị em, cô, dì, chú, bác,..
  • Liên tưởng về hoạt động: chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ,…
  • Liên tưởng về địa điểm: phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ, phòng thờ, sân thượng,…
  • Liên tưởng về tính chất: đùm bọc, yêu thương, bao dung, hi sinh,…

truong-tu-vung-la-gi

Đặc điểm của trường từ vựng

1) Mỗi trường từ vựng là một hộ thống. Mà đã nói tới hệ thống là nói tới tính cấp bậc, nghĩa là một hệ thống thường bao hàm trong lòng nó những hệ thống nhỏ hơn thuộc các tầng bậc, cấp bậc khác nhau. Nói cách khác, một trường từ vựng có thể bao gồm một số trường từ vựng nhỏ hơn.

Ví dụ:

– Trường từ vựng “động vật” nói trên có thể có một số trường nhỏ sau:

  • Tên gọi các loài: gà, chó, lợn, mèo, dê, khỉ, hổ, báo,…
  • Về giống: đực, cái, trống, mái,…
  • Bộ phận cơ thể động vật: đầu, đuôi, mõm, sừng, gạc, vuốt, nanh,…
  • Hoạt động: chạy, phi, lồng, lao, trườn, bò; đánh hơi; cấu, xé, vồ, tha,…

– Trường từ vựng “biển” có các trường nhỏ sau:

  • Địa thế vùng biển: bờ biển, bãi biển, eo biển, cửa biển, vịnh, bán đảo,…
  • Thời tiết biển: bão biển, lốc biển, mưa biển, sóng thần,…
  • Sinh vật sống ở biển: hải âu, hải yến, dã tràng, vích, đồi mồi, hào ngư, sò huyết,…

2) Một từ có thể xuất hiện trong nhiều trường từ vựng. Điều này chỉ xảy ra đối với những từ có nhiều nghĩa. Ví dụ, động từ chạy có các nghĩa cơ bản sau:

  • Chỉ hoạt động dời chỗ bằng chân với tốc độ cao: người chạy, con mèo chạy,…
  • Tìm kiếm: chạy thầy, chạy tiền,…
  • Trốn tránh: chạy giặc, chạy loạn,…
  • Vận hành: máy chạy, đồng hồ chạy,…
  • Vận chuyển: chạy thóc vào kho,…

– Với các nghĩa trên, các trường hợp sử dụng khá phong phú nói trên, từ chạy có thể xuất hiện trong khá nhiều trường từ vựng, như các trường nói về con người, động vật, đồ vật …

3) Thực chất của hiện tượng chuyển nghĩa của từ (theo các phương thức như ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, so sánh,…) trong ngôn ngữ, nhất là trong thơ văn – chính là chuyển trường từ vựng (từ trường từ vựng chỉ sự vật, hiện tượng này chuyển sang trường từ vựng chỉ sự vật, hiện tượng khác).

– Qua việc chuyển trường từ vựng, nghĩa của từ sẽ phát triển ngày càng phong phú, đáp ứng được nhu cầu biểu đạt của con người.

Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply