Tính từ là gì? Vai trò và chức năng của tính từ là gì? Cho ví dụ

Tính từ là gì? Để có thể biết và hiểu rõ hơn về tính từ. Ngay sau đây hãy xem ngay bài viết viết dưới đây để có thể biết nhiều hơn về tính từ là gì nhé.

Xem ngay: Câu trần thuật

tinh-tu 2

Tính từ là gì?

– Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của hiện tượng, sự vật và con người. Thông qua tính từ, người đọc có thể dễ dàng hình dung được đặc điểm và hình dáng của đối tượng được đề cập đến.

– Trong tiếng Việt, tính từ được xem là từ loại có khả năng biểu đạt cao nhất. Bởi chúng có khả năng gợi hình, gợi cảm ở nhiều mức độ khác nhau.

– Thông thường, tính từ có kết hợp với động từ, danh từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, danh từ về mặt tính chất, đặc điểm và mức độ.

Chức năng của tính từ

– Ở trong câu tính từ hay cụm tính từ sẽ có chức năng chính là làm vị ngữ trong câu để bổ sung thêm ý nghĩa cho danh từ.

Ví dụ chức năng tính từ trong tiếng Việt:

+ Hôm nay, trời // trong xanh.

Trời là chủ ngữ (Danh từ), trong xanh là vị ngữ (tính từ).

+ Cô ấy // rất tốt bụng.

Cô ấy là chủ ngữ (Cụm danh từ), rất tốt bụng VN (Cụm tính từ)

– Ngoài chức năng chính làm vị ngữ, tính từ và cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ hay bổ ngữ trong câu.

Ví dụ như sau:

Tính từ làm chủ ngữ trong câu:

+ Mộc mạc // là sự dung dị, không cầu kỳ, vẫn giữ được nguyên vẹn vẻ tự nhiên.

Mộc mạc là chủ ngữ (tính từ), sự dung dị, không cầu kỳ, vẫn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp tự nhiên là vị ngữ (là cụm danh từ/cụm tính từ/cụm động từ).

Tính từ làm bổ ngữ trong câu:

+ Cô Bình // gửi cho cháu một bức thư rất dài.

Cô Bình là chủ ngữ, rất dài là bổ ngữ cho vị ngữ gửi cho cháu một bức thư.

Phân loại tính từ

tinh-tu

– Có nhiều cách để phân loại tính từ nhưng phổ biến nhất vẫn là 2 cách sau:

Dựa trên bản chất của tính từ

– Theo cách phân loại này thì tính từ được chia thành: Tính từ tự thân và tính từ không tự thân:

=> Tính từ tự thân (bản thân chúng đã là tính từ)

– Đây là các tính từ có chức năng biểu thị màu sắc, kích thước, phẩm chất, hương vị, mức độ,… của hiện tượng, sự vật. Ta có thể phân chia loại tính từ này thành các đơn vị nhỏ hơn như:

  • Tính từ chỉ phẩm chất: đúng, sai, phải, trái, tốt, xấu, bẩn, sạch, hèn nhát, kiên cường,…
  • Tính từ chỉ màu sắc: đen, đỏ, vàng, lục, lam, chàm, tìm,…
  • Tính từ chỉ kích thước: dài, ngắn, to, thấp, cao, dày, mỏng, khổng lồ, hẹp, rộng, tí hon,…
  • Tính từ chỉ hình dáng như: tròn, vuông, chữ nhật, quanh co, gấp khúc, thẳng tắp,…
  • Tính từ chỉ âm thanh như: vang, trầm, bổng, ồn ào,…
  • Tính từ chỉ hương vị: chua, tanh, cay, mặn, nồng, thối, thơm,…
  • Tính từ chỉ mức độ, cách thức như: nhanh, chậm, lề mề, gần, xa,…
  • Tính từ chỉ dung lượng, chỉ lượng: vơi, đầy, nông, sâu, đông, vắng,…

=> Tính từ không tự thân

– Là những từ vốn dĩ không phải là tính từ nhưng chúng được chuyển đổi và sử dụng như tính từ.

– Loại tính từ này được tạo ra bằng cách chuyển đổi các từ loại khác nên ý nghĩa của chúng chỉ có thể xác định khi đặt chúng trong mối quan hệ với những từ ngữ khác của câu. Nếu tách ra khỏi mối quan hệ ấy thì chúng không được coi là tính từ hoặc cũng có thể mang ý nghĩa khác.

Dựa trên đặc điểm, tính chất của vật

Được chia thành 3 loại sau:

+ Tính từ chỉ đặc điểm

Đây là những tính từ miêu tả nét riêng của vật; thường là những đặc điểm bên ngoài. Đó là những nét riêng về màu sắc, âm thanh, hình dáng,… của sự vật mà ta có thể nhận biết trực tiếp bằng tai nghe, mắt nhìn,…

Ví dụ: Đẹp, xinh, trắng, cao, lùn, tròn, dài,….

+ Tính từ chỉ tính chất

– Đây cũng là loại tính từ chỉ đặc điểm riêng của hiện tượng, sự vật. Nó bao gồm các đặc điểm phẩm chất bên trong, những tính chất xã hội, hiện tượng thiên nhiên hay cuộc sống.

– Những thứ này ta không thể nhìn thấy được mà phải trải sự quan sát, suy luận, khái quát,… thì mới cảm nhận được.

Ví dụ: tốt, xấu, đẹp, xinh, vui vẻ, chăm chỉ, ngoan ngoãn, hào phóng, bền bỉ,…

+ Tính từ chỉ trạng thái

– Là những tính từ chỉ trạng thái của sự vật, hiện tượng, con người trong một khoảng thời gian cụ thể, có thể là thời gian dài hoặc thời gian ngắn.

Ví dụ: hôn mê, ồn ào, yên tĩnh, khổ,…

tinh-tu 1

Cụm tính từ là gì ?

– Khái niệm cụm tính từ là cụm từ trong đó có tính từ là trung tâm, kết hợp với các phần phụ trước, phụ sau để tạo thành một cụm từ.

– Chức năng chính của cụm tính từ cũng giống như tính từ, cụm tính từ có chức năng là làm vị ngữ, nhưng có thể dùng chúng để làm chủ ngữ hay bổ ngữ trong câu.

Cấu tạo đầy đủ của một cụm tính từ như sau:

Phụ trước + Tính từ trung tâm + Phụ sau

Trong đó ta có:

  • Phụ trước là Các từ dùng để chỉ quan hệ thời gian như đã, sẽ, đang, từng,…. Các từ chỉ sự tiếp diễn tương tự như vẫn, cứ, còn, cũng,.. Các từ dùng để chỉ mức độ của đặc điểm, tính chất như rất, lắm,…Các từ dùng để khẳng định hay phủ định như không, chưa, chẳng,…
  • Phụ sau là Các từ dùng biểu thị vị trí. Các từ để chỉ sự so sánh. Các từ dùng chỉ mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất.

– Tuy nhiên trong thực tế, một cụm tính từ có thể sẽ không có cấu tạo đầy đủ, chúng có thể thiếu phụ trước hoặc thiếu phụ sau.

– Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply