Thủy ngân (Hg) là gì? Có tác hại gì? Những kiến thức cần ghi nhớ

Thủy ngân (Hg) là gì? Thủy ngân sẽ có những tác hại như thế nào đến môi trường và sức khỏe của con người. Để có thể biết rõ hơn về thủy ngân vậy thì ngay sau đây chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu với bài viết sau đây nhé.

Tham khảo thêm

thuy-ngan-hg-1

Thủy ngân (Hg) là gì?

– Thủy ngân là kim loại nặng, có ánh bạc, có ký hiệu Hg. Ở nhiệt độ thường, Hg tồn tại trạng thái lỏng và dễ bay hơi, lan rộng ra môi trường xung quanh. Được ứng dụng trong nhiệt kế, chế tạo bóng đèn, dung môi trong phòng thí nghiệm, hỗn hợp hàn răng,…

Tính chất vật lí của thủy ngân

  • Biểu tượng: Hg
  • Điểm nóng chảy: -38,83 °C
  • Khối lượng nguyên tử: 200,59 u
  • Điểm sôi: 356,7 °C
  • Số nguyên tử: 80
  • Cấu hình điện tử: [Xe] 4f145d106s2
  • Chuỗi hóa học: Kim loại, Kim loại chuyển tiếp, Kim loại nặng độc hại.
  • Nguyên tố chu kỳ 6, Nhóm nguyên tố 12

Thủy ngân có ở những đâu?

– Nó tồn tại trong tự nhiên ở nhiều hình thức đa dạng, chẳng hạn như: Nguyên tố kim loại, dạng vô cơ, hữu cơ.

– Nó được tìm thấy ở trong lớp vỏ trái đất, được phóng ra môi trường do nhiều yếu tố khác nhau: Núi lửa, phong hóa đá, do con người. Trong đó, việc chúng ta sản xuất, khai thác chính là nguyên nhân khiến chất này thảo ra môi trường ngày càng nhiều.

Tác hại của thủy ngân đến sức khỏe của con người

– Theo các nhà khoa học, thủy ngân có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người:

  • Nếu ở dạng vô cơ: Chúng gây hại cho những người làm nghề tiếp xúc trực tiếp với chất này, ví dụ như công nhân nhà máy bán hóa chất
  • Nếu ở dạng hữu cơ: Chúng gây hại cho con người qua việc tiếp xúc gián tiếp, ví dụ như ăn uống
  • Mỗi dạng chúng sẽ có hàm lượng cũng như mức độ gây hại với sức khỏe con người khác nhau
  • Theo tổ chức y tế thế giới WHO, chất này nằm trong nhóm 10 hóa chất độc hại nhất, ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến sức khỏe con người.

Một số tác hại của thủy ngân với sức khỏe con người

Gây tổn thương thần kinh, phổi

– Mọi người đều tiếp xúc với thủy ngân do chúng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau trong môi trường. Song, nó sẽ gây hại khi bạn tiếp xúc thời gian dài hoặc hấp thụ vào cơ thể một lượng lớn nhất định.

– Chất này có nhiều độc tính trên hệ thần kinh, tiêu hóa, miễn dịch, phổi, da… Một khi tiếp xúc với cơ thể, thủy ngân được hấp thụ gần như hoàn toàn vào máu và phân phối tới mọi mô, bao gồm bộ não

– Đối tượng dễ bị tác động của hóa chất này, chịu ảnh hưởng nhất chính là thai nhi. Bởi vì, thủy ngân có khả năng truyền qua nhau thai, làm ảnh hưởng tới não, hệ thần kinh của bé. Từ đó, làm trẻ khi ra đời chậm phát triển nhận thức, rối loạn ngôn ngữ, hành vi

Làm mất trí nhớ, thay đổi tính cách

– Nếu bạn tiếp xúc trong thời gian dài, với hàm lượng 50 microgram/m3 thì loại hóa chất này có thể khiến bạn:

  • Bị run rẩy
  • Mất hoàn toàn khả năng điều hòa vận động
  • Làm thay đổi tính cách
  • Khiến bệnh nhân mất trí nhớ
  • Xuất hiện các cơn đau đầu
  • Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi

Gây các bệnh phổi cấp tính

– Nếu không may hít phải thủy ngân quá nhiều thì có nguy cơ bị bệnh phổi cấp tính rất cao với các triệu chứng như: Sốt, người ớn lạnh, khí thở, viêm miệng, co giật, ruột viêm

– Các triệu chứng trên có thể giảm dần trong 1 tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp lại có diễn biến xấu, nặng lên như phù phổi, suy hô hấp, thậm chí là chết người

Gây suy thận, bỏng niêm mạc, tử vong

– Trong trường hợp nếu nuốt phải, bạn sẽ có nguy cơ bị bỏng niêm mạc miệng. Đồng thời, xuất hiện các cơn đau bụng, buồn nôn hay nôn ra máu.

– Nếu không được điều trị kịp thời, triệt để thì chỉ vài ngày sau ống thận sẽ hoại tử. Từ đó, dẫn tới suy thận, rối loạn nước cùng điện giải, hoàn toàn có nguy cơ gây tử vong cho người bệnh.

thuy-ngan-hg

Cách phòng tránh nhiễm độc thủy ngân

  • Để phòng ngừa nhiễm độc Hg, cần thực hiện một số biện pháp sau:
  • Loại bỏ hoặc giảm sử dụng, tiếp xúc các sản phẩm chứa chất trên như bóng đèn, nhiệt kế, pin,…
  • Khuyến khích sử dụng nguồn năng lượng sạch như gió, mặt trời,…
  • Không sử dụng trong khai thác vàng và ngưng khai thác trong tự nhiên.
  • Cần thường xuyên kiểm tra và giám sát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Khi vỡ nhiệt kế cần dùng bột lưu huỳnh rắc lên (nếu có) hay lòng đỏ trứng gà. Trường hợp không có bột lưu huỳnh thì sơ tán trẻ em và người thân ra vị trí khác. Dùng găng tay, khẩu trang và giấy từ từ hót nhẹ các giọt thủy ngân vào lọ kín tránh gây vỡ các hạt sau đó mở cửa thông thoáng. Quần áo dính Hg cần thay và ngân nước lạnh. Không đổ ra cống rãnh, cần đưa đến đúng nơi quy định.
Mong rằng những chia sẻ về bài viết ” Thủy ngân (Hg) ” trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply