
Thơ Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt Đường Luật là gì? Để có thể hiểu rõ hơn về thể thơ Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt thì ngay sau đây hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Xem ngay
- Thơ Đường Luật là gì? Thơ Đường Luật có những dạng nào?
- Thất Ngôn Tứ Tuyệt là gì? Luật thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt là gì?
- Trường từ vựng là gì? Phân loại trường từ vựng
Thơ Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt Đường Luật là gì?
Khái Niệm
– Về thể thơ Ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật thì chúng ta sẽ có 4 câu thơ trong mỗi bài, mỗi câu gồm có 5 chữ trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ là câu 2,4 sẽ hiệp vần với nhau ở chữ cuối như vậy cả bài thơ tổng cộng sẽ có 20 chữ như vậy về cơ bản thể thơ này giống với thơ thất ngôn tứ tuyệt chỉ cần bỏ hai chữ cuối là chúng ta sẽ có được bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.
– Mặt khác nó còn là bản sao của thể thơ Ngũ ngôn bát cú đường luật vì lấy ra 4 câu thơ trong bài bát cú để làm ra bài thơ tứ tuyệt. Chỉ 4 câu thơ ngắn ngọn nhưng lại tuyệt diệu vô cùng vì thế nên gọi là thơ tứ tuyệt. Thể thơ ngũ ngôn bố cục sẽ gồm có 4 phần đó là (đề, thực, luận, kết).
Đặc điểm của thơ ngũ ngôn tứ tuyệt
– Về đặc điểm của thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật, thì bài thơ khi ngâm thơ sẽ mang một cảm giác êm tai nhấn nhá hợp lý, tạo cảm giác dễ đọc cho người ngâm thơ và dễ nghe cho người thưởng thức
– Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật sẽ mang nhịp lẻ ngắt nhịp 2/3
– Vần điệu: luân phiên bằng – trắc hoặc bằng – bằng, trắc – trắc ở tiếng thứ hai và thứ tư. Nên gieo Vần (độc vận).Cứ theo thứ tự như vậy cho đến hết bài thơ thì chúng ta sẽ có một bài thơ hoàn chỉnh ,chính xác theo luật thơ.
– Cũng giống như thơ 4 chữ, nếu chữ thứ 2 trong câu là bằng thì chữ thứ 4 là trắc và ngược lại. Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm hai loại thường được gọi là cách gieo vần ôm, và cách gieo vần tréo.
Cách gieo vần ôm
x B x T x (v1)x T x B x (v2)x B x T x (v2)x T x B x (v1)
Cách gieo vần tréo
x B x T x (v1)x T x B x (v2)x B x T x (v1)x T x B x (v2)