Thành ngữ là gì? Phân loại – Tác dụng của thành ngữ, Cho ví dụ

Thành ngữ là gì? Tác dụng của thành ngữ là gì? Thành ngữ sẽ có những loại nào? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để biết thêm về thành ngữ nhé.

Xem ngay:

thanh-ngu-la-gi

Thành ngữ là gì?

– Thành ngữ là tập hợp các từ ngữ có tính tượng hình tượng trưng, thường dùng để chỉ các khái niệm, cái nhìn tổng quát, được nói thành câu cố định mà khi tách nghĩa các từ ngữ trong câu không giải thích được hàm ý của câu.

– Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,…

Ví dụ: Mẹ tròn con vuông, Chân cứng đá mềm,…

+ Như vậy, từ những phân tích trên bạn đọc đã có thể hiểu được thành ngữ là gì. Có thể hiểu thành ngữ gồm những cụm từ mà được sử dụng để chỉ một ý cố định, thường không tạo thành một câu có ngữ pháp hoàn chỉnh nên không thể thay thế hay sửa đổi về ngôn ngữ.

+ Hay nói cách khác, thành ngữ là các tập hợp từ không đổi, không thể giải thích đơn giản qua nghĩa của các từ tạo nên nó. Cùng theo dõi những nội dung tiếp theo để hiểu rõ hơn liên quan đến thành ngữ nhé.

Phân loại thành ngữ

Tuỳ vào mục đích sử dụng, định nghĩa mà thành ngữ được chia thành nhiều loại. Cụ thể:

Theo nguồn gốc

  • Thành ngữ thuần Việt: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Có mới nới cũ”
  • Thành ngữ gốc Hán

Ví dụ:

“Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai” : Tai họa không chỉ đến một lần, phúc thì không đến lần thứ hai.

“Nhàn cư vi bất thiện”: Nhàn rỗi dễ làm việc không tốt.

Theo thủ pháp tu từ

– Thành ngữ có cấu trúc cú pháp được từ vựng hoá, đa phần là các đoản ngữ dùng để so sánh.

“Ăn như mèo”.

“Béo như lợn”.

– Thành ngữ có cấu trúc kết hợp phi logic về mặt trật tự các từ ngữ.

“Cao chạy xa bay”

“Qua cầu rút ván”

– Thành ngữ có cấu trúc đan xen giữa các yếu tố trong hai tổ hợp song tiết để chỉ về bề sâu của ngữ nghĩa.

“Ăn sung mặc sướng”

“Đầu trộm đuôi cướp”

Theo số lượng từ: thành ngữ cũng có thể chia thành các loại 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ….

“Bạc như vôi”. “Câm như hến”.

“Ra môn ra khoai”.

“Bụt chùa nhà không thiêng”.

Tác dụng của thành ngữ

– Vì thành ngữ mang đậm sắc thái biểu cảm nên dễ dàng bày tỏ, bộc lộ được tâm tư, tình cảm của người nói, người viết đối với điều được nhắc tới.

Ví dụ 1: Lên thác xuống ghềnh chỉ sự gian nam, vất vả, khó khăn, nguy hiển,…

Ví dụ 2: Nhanh như chớp chỉ hành động mau lẹ, rất nhanh, chính xác,…

Ví dụ 3: Khẩu xà tâm phật ý chí miệng nói từ bi, thương người nhưng trong lòng lại nham hiểm, độc địa,..

thanh-ngu-la-gi 1

Điểm chung giữa thành ngữ và tục ngữ

  • Có phần giống nhau về hình thức cấu tạo là từ, có thể là từ đơn, từ ghép hoặc từ phức.
  • Đều là những tổ hợp từ cố định, kết hợp với nhau theo một cấu trúc chặt chẽ, có thể có vần điệu và đối xứng nhau.
  • Có ý nghĩa để giáo dục, dạy cách làm người.

Điểm khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ

  • Với câu kép thì thành ngữ nếu tách riêng ra thì mỗi câu không có nghĩa cụ thể, phải đi chung với nhau. Còn tục ngữ mỗi câu đơn trong câu kép đều có nghĩa cụ thể.
  • Thành ngữ có thể là tục ngữ, còn tục ngữ không thể xem là thành ngữ được.
  • Thành ngữ là những cụm từ cố định còn tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, xúc tích.
  • Tục ngữ là một câu đơn, kép hoàn thành, còn thành ngữ có thể là 1 cụm từ, nhiều thành ngữ không phải là câu hoàn chỉnh. Ví dụ thành ngữ “Anh hùng rơm”, tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
  • Thành ngữ là các khái niệm, có nghĩa chung, có thể hơi mơ hồ và suy ra nhiều nghĩa khác nhau. Tục ngữ có nghĩa tổng quát, phong tục, kinh nghiệm, lời khuyên, bài học được đúc kết từ nhiều thế hệ cha ông.

Phân biệt thành ngữ với tục ngữ

– Thành ngữ và tục ngữ rất hay nhầm lẫn với nhau và khó phân biệt. Tuy nhiên dựa trên cả mặt hình thức lẫn nội dung chúng ta có thể phân biệt được thành ngữ và tục ngữ.

Về hình thức, ngữ pháp:

– Tục ngữ thường là một câu hoàn chỉnh (thường là vế thứ 2 trong một cặp lục bát) thể hiện khả năng phán đoán nào đó.

Ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng/Có công mài sắt, có ngày nên kim

– Thành ngữ lại là cụm từ cố định và là một thành phần trong câu.

Ví dụ: Bách chiến bách thắng/Có mới nới cũ/Ăn hiền ở lành…

Về nội dung, ý nghĩa:

– Tục ngữ biểu thị một ý nghĩa trọn vẹn thường là những phán đoán, đúc kết kinh nghiệm của cha ông ta về đời sống hay mang ý nghĩa phê phán những hiện tượng xấu trong xã hội.

Ví dụ:

“Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao

Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh”

=> Tục ngữ đúc kết kinh nghiệm về thời tiết.

Hay “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, câu này đúc kết kinh nghiệm trong hoạt động nông nghiệp trồng trọt của nhân dân, các thành phần quan trọng theo thứ tự của một quá trình chăm sóc, canh tác.

– Thành ngữ lại mang đậm tính biểu trưng, khái quát, cô đọng và hình tượng bóng bẩy. Vì vậy khả năng biểu đạt rất cao.

Ví dụ: Chân cứng đá mềm/Bảy nổi ba chìm/Chó giữ mất láng giềng…

– Những thành ngữ hay được lồng vào lời nói dân gian để tăng tính biểu cảm cao hơn. Ví dụ như “Cuộc sống của tôi dạo này cứ Bảy nổi ba chìm”, do thành ngữ chỉ là một cụm từ cố định nên được ghép vào trong câu để hoàn chỉnh về ngữ pháp cũng như gia tăng thêm phần biểu cảm.

– Tục ngữ sẽ đứng một mình vì nó là câu hoàn chỉnh. Thường thì người ta hay nói “Tục ngữ có câu: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply