Sự đông đặc là gì? Sự nóng chảy là gì? Đặc điểm, Ứng dụng

Sự đông đặc là gì? Sự nóng chảy là gì? Vậy thì ngay sau đây chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về luận điểm trong bài viết sau đây nhé.

Xem ngay

su-dong-dac-su-nong-chay

Sự đông đặc là gì?

– Đông đặc là một quá trình chuyển trạng thái khi một chất chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn khi nhiệt độ của nó giảm xuống dưới nhiệt độ đông đặc.

– Đối với hầu hết các chất, quá trình nóng chảy và đông đặc xảy ra ở cùng một nhiệt độ. Tuy nhiên, một số chất có nhiệt độ chuyển trạng thái rắn-lỏng khác nhau.

Quá trình đông đặc diễn ra

– Quá trình đông đặc sẽ xảy ra khi mà nội năng của các chất rắn được giảm đi. Do nhiều yếu tố như nhiệt hoặc do áp suất làm giảm nhiệt độ của chất lỏng ở nhiệt độ đông đặc.

– Khi nhiệt độ đã đạt đến ngưỡng sự đông đặc, các trật tự của ion hoặc là phân cực bên trong của chất lỏng sẽ bị tăng lên. Từ đó tạo thành một trạng thái vô cùng có trật tự. Và do đó tiếp theo, quá trình chất lỏng đông đặc thành chất rắn sẽ được xảy ra.

Đặc điểm của các chất khi xảy ra sự đông đặc

– Sự nóng chảy, sự đông đặc được đi kèm với nhau bởi chúng có những tính chất vô cùng liên quan. Trong quá trình xảy ra sự đông đặc, các chất ở trong trạng thái ấy sẽ tăng độ nhớt lên khi nhiệt độ giảm, giúp cho vật chất được liên kết dễ dàng và tạo thành độ rắn hơn.

Sự nóng chảy là gì?

– Nóng chảy là một quá trình đặc trưng của vật lý, khi mà vật chất chuyển đổi từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng. Vật lý 6 phần sự nóng chảy, sự đông đặc đã giải thích ngắn gọn cho các em dễ hiểu. Tuy nhiên ở phần này chúng tôi muốn mở rộng khái niệm ra hơn nữa.

Quá trình nóng chảy xảy ra khi nào?

– Quá trình nóng chảy sẽ xảy ra khi mà nội năng của các chất rắn được tăng lên. Có thể do nhiều yếu tố khác nhau như: nhiệt hoặc do áp suất đẩy nhiệt độ của chất rắn cho đến nhiệt độ nóng chảy.

– Ở nhiệt độ đạt đến ngưỡng nóng chảy, các trật tự của ion hoặc là phân cực bên trong chất rắn sẽ bị giảm xuống, tạo thành một trạng thái kém trật tự hơn. Và do đó dần dần, chất rắn tan và trở thành chất lỏng. Khi tìm hiểu về sự nóng chảy, sự đông đặc, các em sẽ thấy rõ sự trái ngược rõ ràng.

Đặc điểm của các chất khi xảy ra sự nóng chảy

– Trong quá trình xảy ra sự nóng chảy, các chất có trong trạng thái ấy sẽ giảm đi độ nhớt khi mà nhiệt độ tăng. Tuy nhiên trong sự nóng chảy và sự đông đặc vẫn có ngoại lệ, đó là nguyên tố lưu huỳnh. Với nguyên tố này, độ nhớt sẽ tăng đến một ngưỡng có được do phản ứng trùng hợp. Sau đó sẽ giảm khi nhiệt độ tăng lại ở trạng thái nóng chảy.

– Có một số chất hữu cơ trong giai đoạn ở giữa chất rắn và chất lỏng có thể nóng chảy. Việc này xảy ra theo nhiều bước khác nhau.

Nhiệt độ nóng chảy của một số chất phổ biến

– Đây là một số chất thường gặp và cũng hay được áp dụng trong bài thi về sự nóng chảy, sự đông đặc. Thế nên các em học sinh cần nắm rõ.

  • Nhiệt độ nóng chảy của nước là 0oC
  • Nhiệt độ nóng chảy của thép là 1300oC
  • Nhiệt độ nóng chảy của đồng là 1083oC
  • Nhiệt độ nóng chảy của Vonfram là 3370oC
  • Nhiệt độ nóng chảy của kẽm là 420oC

su-dong-dac-su-nong-chay 1

Một số ứng dụng về sự nóng chảy sự đông đặc

– Có rất nhiều ứng dụng mà các em có thể tìm hiểu về sự nóng chảy, sự đông đặc. Dưới đây là những thông tin chia sẻ ví dụ hợp lý lại cực kỳ dễ hiểu

Sự nóng chảy

– Trong nhiệt độ phòng bình thường, nếu để đá ra bên ngoài tủ lạnh. Viên đá sẽ tan dần dần thành nước mát.
Để kem ra bên ngoài trời nóng, sẽ thấy kem tan và chảy thành nước vô cùng nhanh.

Sự đông đặc

  • Sử dụng am hiểu của sự đông đặc để làm kem, sữa chua
  • Làm hỗn hợp sữa chua lỏng bình thường, sau đó khi để vào bên trong tủ đá, sữa chua/kem sẽ cứng lại. Đó là sự đông đặc.
  • Khi luyện kim (sản xuất sắt, thép), sẽ có hỗn hợp kim loại lỏng được đổ vào khuôn, sau đó làm nguội để tạo hình, đó cũng là sự đông đặc.

Sự nóng chảy, sự đông đặc

– Khi nhắc đến vừa có sự nóng chảy, sự đông đặc trong một quá trình, có thể kể đến luyện kim loại. Kim loại được mua về thông qua các hình thức sắt vụn, kim loại cũ hỏng… Chúng sẽ được đun chảy để tạo thành hỗn hợp kim loại lỏng, sau đó được tái chế dưới dạng một hình dạng mới.

Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply