Phó từ là gì? Cách phân biệt phó từ – Phân loại phó từ, Cho ví dụ

Phó từ là gì? Phó từ có những loại nào? Làm thế nà để có thể phân biệt được đâu là phó từ trong câu? Hãy cùng bài viết sau đây để có thể hiểu rõ hơn về phó từ này nhé.

Xem ngay:

pho tu

Phó từ là gì?

– Định nghĩa chính xác nhất được biên soạn trong Sách giáo khoa lớp 6 đã nói về phó từ: gồm các từ ngữ thường đi kèm với các trạng từ, động từ, tính từ với mục đích bổ sung nghĩa cho các trạng từ, động từ và tính từ trong câu.

Ví dụ:

  • Các phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ như: đã, từng, đang, chưa…
  • Các phó từ bổ sung ý nghĩa cho tính từ như: rất, lắm, hơi, khá…

* Lưu ý:

– Phó từ là một loại hư từ nên không có chức năng gọi tên các sự vật, hành động, tính chất. Còn danh từ, động từ, tính từ có chức năng gọi tên các sự vật, hành động và tính chất nên được gọi là thực từ.

– Phó từ chỉ đi kèm và bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ nhưng không thể đi kèm với danh từ.

Ví dụ:

– “Đang đi/ Sẽ học/Luôn tốt” => Các phó từ “đang, sẽ, luôn” đi kèm với động từ, tính từ bổ sung ý nghĩa cho các từ động từ “đi, học” và tính từ “tốt”

– Không thể đi kèm với các danh từ như “Đang học sinh/Sẽ giáo viên/Luôn công nhân”

Phân loại phó từ

Có 7 loại phó từ phổ biến thường được sử dụng gồm:

+ Chỉ quan hệ thời gian: gồm các từ như “đã, đang, từng, mới, sắp, sẽ, vừa” và đứng trước động từ (ĐT), tính từ( TT)

Ví dụ: Cô ấy đang kể câu chuyện về hành trình thám hiểm của mình

+ Chỉ quan hệ: có các từ “ thật, rất, lắm, bởi, cực kì”, nó có thể đứng trước hoặc sau tính từ, động từ.

Ví dụ: Chiếc cặp sách này rất đẹp

+ Chỉ sự tiếp diễn tương tự: Gồm từ “ cũng, vẫn, đều, cứ, còn” và đứng trước ĐT, TT.

Ví dụ: Không chỉ vẽ tranh, tôi cũng biết đánh đàn

+ Chỉ sự phủ định: Có từ “ không, vẫn chưa, chẳng” và nó đứng trước ĐT, TT

Ví dụ: Vì trời mưa lớn nên tôi vẫn chưa thể ra khỏi nhà được

+ Chỉ sự cầu khiến: Gồm từ” đừng” và nó đứng trước TT, ĐT.

Ví dụ: Đừng làm gì khiến bạn cảm thấy hối hận

+ Chỉ kết quả, hướng: Có từ” vào, ra, được, lên, xuống”, nó đứng sau ĐT, TT.

Ví dụ: Chiếc xe đạp bất ngờ bị lăn xuống dốc

+ Chỉ khả năng: Từ “mất, được”, nó đứng sau ĐT, TT

Ví dụ: Nhờ học hành chăm chỉ và đạt kết quả tốt, tôi đã được thưởng cho một chuyến du lịch

– Hay hiểu một cách đơn giản thì phó từ được chia thành 2 loại chính là phó từ đứng trước tính từ động từ và phó từ đứng sau tính từ, động từ.

pho tu 1

Phân biệt phó từ và trợ từ

Dựa trên ngữ pháp

  • Phó từ thường đứng trước hoặc đứng sau từ chính, hay còn gọi là từ trung tâm.
  • Trợ từ có thể đứng đầu, giữa hoặc cuối câu, vì không có ảnh hưởng và mối quan hệ trực tiếp với từ chính nên trợ từ có thể bị lược bỏ mà câu vẫn đảm bảo kết cấu ngữ pháp.

Dựa trên ngữ nghĩa

  • Phó từ giúp bổ sung và làm rõ nghĩa của từ trung tâm về mặt mức độ, thời gian, tần suất…
  • Trợ từ đem đến cho câu sắc thái nghĩa mới và cho phép người nói/người viết thể hiện tâm tư tình cảm của mình hiệu quả hơn.

Cho ví dụ

+ Ngoài trời vẫn đang mưa to -> Phó từ “vẫn” dùng để chỉ sự tiếp diễn của việc trời đang mưa

+ Bầu trời rất trong xanh không một gợn mây -> Phó từ “rất” dùng để nhấn mạnh sự trong xanh của bầu trời

+ Mặc dù ngọn núi cheo leo, dốc đứng nhưng tôi không chịu khuất phục -> Phó từ “không” thể hiện sự phủ định

+ Đừng làm gì để ba mẹ phải phiền lòng thêm nữa   ->   Phó từ “đừng” thể hiện sắc thái cầu khiến

+ Nếu không có sự đồng cảm sâu sắc với những người lính, nhà thơ Chính Hữu có lẽ đã không thể viết nên những câu thơ giàu cảm xúc đến thế   ->   Phó từ “có lẽ” để chỉ khả năng

+ Tôi sơ ý làm rơi mất chiếc điện thoại lúc nào không hay   ->   Phó từ “mất” bổ sung ý nghĩa về kết quả

+ Thời học trò luôn để lại những dấu ấn đậm nét trong lòng mỗi người   ->   Phó từ “luôn” chỉ tần suất

+ Con mèo đột nhiên chạy vụt qua   ->   Phó từ “đột nhiên” chỉ tình thái

– Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply