Phép nối là gì? Định nghĩa – Phân loại phép nối, Cho ví dụ minh họa

Phép nối là gì? Phép nối có những loại nào? Để hiểu rõ hơn về phép nối hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Xem ngay

phep-noi-la-gi

Phép nối là gì?

– Phép nối hay phép liên kết nối là phép sử dụng hai nhiều câu nhờ quan hệ từ hay cụm từ có tác dụng chuyển tiếp để liên kết với nhau, thì các liên kết đó được gọi là phép nối hay phép nối để liên kết.

Các phương tiện được sử dụng trong phép nối gồm:

  • Kết từ ( quan hệ từ, từ nối).
  • Kết ngữ.
  • Trợ từ, tính từ, phụ từ.
  • Quan hệ về chức năng cú pháp là quan hệ về thành phần câu hiểu rộng.

Một số ví dụ về phép nối

– Để hình dung về phép nối là gì trong câu, hãy tham khảo qua ví dụ dưới đây:

  • Hai mụ Bộ Muỗi vừa đánh lại vừa kêu. Vụ ẩu đả làm cho mọi người xung quanh nghe thấy hết. Thế là, cả một lũ Muỗm chạy tới.
  • Thời đại tiến lên mãi, đất nước cũng tiến lên, cho nên người dân cũng phải luôn nỗ lực và tiến lên mãi.

Phân loại phép nối

– Phép nối có 4 loại chính gồm nối quan hệ từ, nối tổ hợp từ, nối bằng phụ từ, trợ từ, tính từ và phép nối quan hệ chức năng cú pháp.

Phép nối quan hệ từ

– Là những hư từ quen thuộc dùng để chỉ quan hệ giữa các từ ngữ trong ngữ pháp câu như và, với, thì, mà, còn, nhưng, vì, nếu, chi, cho nên…

Ví dụ 1: Ngủ trọ phải hai xu một tối. Nếu chị không ăn cơm, ăn quả ( Trích Tắt Đèn – Ngô Tất Tố).

Ở câu thứ hai trong ví dụ trên từ “nếu” liên kết 2 câu và cho biết câu thứ hai là điều kiện câu thứ nhất.

Ví dụ 2: Mẹ nói, miệng mỉm cười. Nhưng tôi biết mẹ có điều không vui.

Ta thất từ nối là từ “nhưng” giúp liên kết hai câu và cho biết câu sau tương phản với câu trước.

Phép nối tổ hợp từ

– Những tổ hợp từ gồm có một kết từ với một đại từ hoặc phụ từ kiểu như vì vậy, do đó, bởi thế, tuy nhiên, nếu vậy, vậy mà, thế thì, với lại, vả lại… hoặc những tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ từ như nghĩa là, trên đây, tiếp theo, nhìn chung, tóm lại, một là, ngược lại…

Ví dụ: Xưa nay, Không có ai chết lần thứ hai để được bài học kinh nghiệm về cái chết. Vì vậy, vẫn còn nhiều người chết một cách ngờ nghệch… ( Trích Thịt Người Chết – Nguyễn Công Hoan).

Ở câu thứ hai từ nói “ vì” và đại từ “vậy” đã liên kết thành một nhóm từ làm nhiệm vụ liên kết hai câu, đồng thời cho biết câu sau là kết quả câu trước.

phep-noi-la-gi 1

Nối bằng trợ từ, tính từ, phụ từ

– Một số tính từ, trợ từ, phụ từ tự thân mang ý nghĩa quan hệ được dùng làm phương tiện liên kết nối các bộ phận trong văn bản như các từ cũng, cả, lại, khác…

Ví dụ 1: Gà lên chuồng từ lúc nãy. Hai bác ngang cũng đã ì ạch về chuồng rồi. Chỉ duy có hai chú ngỗng vẫn than thẩn đứng giữa sân.

Ví dụ 2: Tôi biết trong vụ này anh không phải là thủ phạm. Thủ phạm là người khác cơ.

Phép nối theo quan hệ chức năng, cú pháp

– Trong nhiều dạng văn bản, đặc biệt là văn bản nghệ thuật, có những câu chỉ tương đương với một bộ phận nào đó hoặc một chức năng cú pháp nào đó của câu lân cận hữu quan. Đó là những câu dưới bậc hoặc trực thuộc.

Ví dụ 1: Sáng hôm sau. Hắn thức dậy trên cái giường nhà hắn.

Ví dụ 2: Tôi nghĩ đến sức mạnh của thơ. Chức năng và vinh dự của thơ.

Lưu ý khi sử dụng phép nối trong liên kết câu

– Để giúp các bạn tránh nhận biết sai giữa các phép nối với nhau hoặc giữa phép nối với các phép liên kết câu khác, chúng tôi sẽ liệt kê một số lưu ý sau:

  • Phép nối quan hệ từ có tính chặt chẽ hơn phép nối tổ hợp từ.
  • Căn cứ vào phương tiện ngôn ngữ sử dụng trong phép nối, chúng ta có thể xác định dễ dàng mối quan hệ trong ý nghĩa của câu văn.
  • Phép nối tổ hợp từ được người viết sử dụng một cách trực tiếp và có ý thức, còn 3 phép nối còn lại thường được sử dụng theo thói quen, không có ý thức rõ ràng.
– Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply