Phép lặp là gì? Có những loại phép lặp nào? Cho ví dụ

Phép lặp là gì? Có những loại phép lặp nào? Để có thể hiểu rõ hơn về phép lặp là gì thì sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về phép lặp trong bài viết sau đây nhé.

Xem ngay:

phep-lap

Phép lặp là gì?

– Phép lặp là một trong những kết hợp chính thức của liên kết câu, liên kết đoạn văn hay thường được gọi là lặp từ vựng.

– Nó được lặp lại ở câu sau từ trong câu trước để tạo sự liên kết, dùng để liên kết giữa các câu trong văn bản. Bạn có thể sử dụng lặp lại cụm từ, lặp lại từ hoặc lặp lại cú pháp.

Các dạng phép lặp hay gặp

– Có 3 phương tiện được sử dụng trong liên kết câu và lặp liên kết đoạn văn: lặp từ, lặp cấu trúc cú pháp và lặp ngữ âm. Chúng ta hãy xem xét ba tùy chọn này một cách chi tiết dưới đây.

Lặp từ ngữ

– Là những từ ngữ được lặp lại từ câu này qua câu khác trong một đoạn văn. Khoảng cách lặp giữa các từ thường không quá xa, nhằm tạo sự liên kết và các mối liên quan giữa các câu với nhau.

Ví dụ 1: “Học tập là một thói quen tốt. Nếu bạn học tập chăm chỉ và thành công trong tương lai.”

– Chúng ta thấy từ “học tập” được lặp lại hai lần, nó giúp người đọc hiểu được tác dụng của việc học tập chăm chỉ.

Ví dụ 2:

“Buổi sáng bé dậy sớm ngồi học bài. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt. Nhưng phải cố gắng lắm mới rèn luyện được thói quen ấy.”

=> Ta thấy các từ lặp lại là dậy sớm học bài và thói quen.

Lặp ngữ âm

– Là hiện tượng hiệp vần và cắt nhịp đều trong các câu của văn bản. Loại lặp ngữ âm này thường xuất hiện trong thơ ca và đồng dao. Các yếu tố lặp như vần, nhịp, điệu…

Ví dụ:

Bánh chưng có

Con vây

Ông thầy có sách

=> Ta thấy các yếu tố lặp trong 2 câu đầu là vần á, còn câu 2 với câu 3 là vần â.

ví dụ:

  • Con quạ đứt đuôi.
  • Con ruồi đứt cánh.
  • Đòn gánh có mấu.
  • Củ ấu có sừng.
  • Bánh chưng có lá.
  • Con cá có vây.
  • Ông thầy có sách.

=> Ta thấy trong câu ca dao trên sử dụng phép lặp ngữ âm được in đậm và các âm đó có liên quan từ câu trước sang câu sau.

Lặp cú pháp

– Là dùng đi dùng lại một kiểu cấu tạo câu nào đó. Nó có thể lặp lại hoàn toàn hoặc thay đổi một vài câu từ để tạo tính liên kết giữa các câu hoặc đoạn văn chứa phép lặp đó.

Ví dụ:

“Bạn có thể không thông minh nhưng bạn luôn cần cù và vượt qua giới hạn của bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn không trễ hẹn.”

=> Cấu trúc câu lặp lại là: Bạn có thể không…. nhưng bạn…

phep-lap 2

Phân biệt phép lặp từ và điệp ngữ

Vậy những nét tương đồng giữa điệp ngữ và phép lặp là gì?

Bạn có thể tìm hiểu xem điệp ngữ là gì trong bài viết này nhé: Điệp ngữ

– Nhiều bạn thường thắc mắc rằng việc lặp lại này có giống với phép tu từ đã học trước đó là biện pháp điệp ngữ. Thực chất, điệp ngữ có sự chuyển hướng trở nên gợi cảm hơn về thị giác và âm thanh.

– Nó mang lại cho người đọc sự biểu cảm hơn về hình ảnh và từ tượng thanh, còn việc lặp từ chỉ là sự lặp lại âm vị, nó chỉ có tác dụng nối câu, nối đoạn chứ kém nghệ thuật.

– Chúng ta phải phân biệt giữa lặp lại và điệp ngữ. Nếu các từ được lặp lại trong cùng một câu, đó là biện pháp điệp ngữ. Nhưng khi các từ được lặp lại trong các câu khác nhau, đó là sự lặp lại.

– Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply