Phép đối là gì? Đặc điểm của phép đối là gì? Phân loại phép đối

Phép đối là gì? Đặc điểm của phép đối là gì? Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về phép đối trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Xem ngay

phep-doi-la-gi

Phép đối là gì?

– Phép đối là cách sắp xếp các loại từ ngữ, cụm từ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau trong diễn đạt nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đó.

Tác dụng phép đối

– Nhằm mục đích gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hòa trong diễn đạt để trình bày, nhấn mạnh một ý nghĩa nào đó.

– Tạo ra sự cân đối hài hòa về mặt âm thanh, đối về nghĩa với nhau.

– Tạo ra sự hoàn chỉnh và dễ nhớ.

Đặc điểm của phép đối

– Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau.

Ví dụ: Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng

(Ca dao)

– Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ loại với nhau (danh từ đối với danh từ, động từ – tính từ đối với động từ – tính từ).

Ví dụ:

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao

                                          (Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm)

– Các từ đối nhau hoặc phải trái nghĩa với nhau, hoặc phải cùng trường nghĩa với nhau, hoặc phải đồng nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa.

phep-doi-la-gi 1

Phân loại phép đối

Mô hình phép đối

– Đầu tiên các bạn cần xác định được mô hình phép đối là như thế nào, có 2 mô hình phép đối gồm:

Nếu phép đối diễn ra trên cùng 1 dòng thì mô hình là:

a + b + c + d >< a’ + b’ + c’ + d’

Nếu phép đối diễn ra trên 2 dòng khác nhau thì mô hình là:

a + b + c…..
><
a’ + b’ + c’….

Các loại phép đối

– Tiểu đối: hay còn gọi là phép tự đối, là phép đối trên 1 câu, 1 dòng với nhau.

Ví dụ

Đói cho sạch, rách cho thơm.

Các từ đối là: Đói >< rách, sạch >< thơm.

– Trường đối: Hay còn gọi là bình đối là phép đối giữa dòng trên với dòng dưới, đoạn trên với đoạn dưới với nhau.

Ví dụ

Tiên học lễ: diệt trò tham nhũng.

Hậu học văn: trừ thói cửa quyền.

Những lưu ý khi phân tích và nhận biết phép đối

– Khi sử dụng và phân tích phép đối, cần chú ý sự cân xứng của các yếu tố diễn đạt, vẻ đẹp chuẩn mực của phép đối thường được thể hiện trong thơ Đường luật và trong câu đối.

Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply