Nói quá là gì? Tác dụng của biện pháp nói quá, Cho ví dụ minh họa

Nói quá là gì? Tác dụng của biện pháp nói quá là gì? đây là kiến thức mà chúng ta được học ở lớp 8. Để hiểu rõ hơn về biện pháp nói quá hãy cùng xem bài viết sau đây nhé.

Xem ngay:

noi-qua

Nói quá là gì?

– Nói quá là cách nói phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, sự việc hay hiện tượng có thật trong thực tế. Cần phân biệt nói quá khác hoàn toàn với cách nói khoác lác là hoàn toàn khác nhau.

– Nói quá chỉ phóng đại sự việc ở mức độ lớn hơn nhưng vẫn đúng với thực tế còn nói khoác lác là nói sai hoàn toàn với sự thật, sự việc.

– Để nhận ra biện pháp nói quá cần điều chiếu nội dung lời nói với thực tế. Phải nắm được cái ý nghĩa hàm ẩn của lời nói (tức là hiểu theo nghĩa bóng chứ không hiểu theo nghĩa đen).

– Nói quá thường được sử dụng trong khẩu ngữ. Ví dụ: buồn nẫu ruột, giận sôi gan, bầm gan tím ruột, mệt đứt hơi, đói rã họng, vỡ mặt, lo sốt vó, người đen như cột nhà cháy, nói như rồng leo…

– Trong văn chương, nói quá thường thích hợp với những loại văn bản: châm biếm, trữ tình, anh hùng ca, … những văn bản có chức năng kêu gọi, lời hiệu triệu.

Ví dụ:

  • Vì bị điểm kém trong bài kiểm tra nên Lan khóc như mưa.
  • Thúy Kiểu là người con gái có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
  • Sáng giờ chưa được ăn gì, đói rã cả họng.
  • Ở nơi chó ăn đá gà ăn sỏi đến cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau trồng cà.
  • Cô An tính tình sởi lởi, ruột để ngoài da.

noi-qua 1

Tác dụng của nói quá

– Trong văn học, nói quá là một biện pháp tu từ được sử dụng với chức năng nhận thức, nói sâu hơn về bản chất đối tượng, tăng sức biểu cảm, nhấn mạnh, gây ấn tượng mạnh cho người đọc, người nghe.

– Nói quá trong văn học không phải là nói sai sự thật, nói dối mà chỉ tăng tính chất, sức biểu cảm và gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Đôi khi, chúng ta hoàn toàn có thể kết hợp những biện pháp tu từ khác như so sánh vào để câu văn, câu nói thêm sinh động.

– Trong giao tiếp, nói quá cũng được sử dụng với chức năng làm nhấn mạnh bản chất đối tượng. Tuy nhiên tùy vào hoàn cảnh, tình huống và đối tượng mà chúng ta nên sử dụng biện pháp nói quá thích hợp để tránh gây hiểu lầm không mong muốn.

Nhấn mạnh ý.

Ví dụ:

Đêm tháng năm chưa nằm đã sang

Ngày tháng mười chưa cười đã tối

                           (Tục ngữ)

– Câu nói trên phóng đại về tính chất. Nhằm nhấn mạnh tính chất thời gian, nhắc nhở mọi người điều chỉnh công việc cho phù hợp.

Gây ấn tượng

Ví dụ: Con đường mòn chạy thẳng đến tận chân trời

(Báo Nhân dân)

– Câu nói trên phóng đại về quy mô. Cho thấy con đường rất dài, tăng sức gợi cho người đọc.

– Tăng sức biểu cảm cho lời văn

Ví du:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

                                            (Ca dao)

– Câu nói trên phóng đại về mức độ, cho thấy sự vất vả của người nông dân khi làm ra hạt gạo.

Điểm khác nhau giữa nói quá và nói khoác

  • Điểm giống nhau: Đều phóng đại quy mô, tính chất, mức độ của sự vật, hiện tượng.
  • Điểm khác nhau: Khác nhau ở mục đích

– Nói quá: có tác dụng nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm và sự việc được nói là có thật

– Nói khoác: Nhằm làm cho người nghe tin vào những điều không có thật, đây là những hành động có tác động tiêu cực.

noi qua

– Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply