Nghĩa bóng là gì? Nghĩa bóng trong ca dao, tục ngữ, Cho ví dụ

Nghĩa bóng là gì? Vậy thì ngay sau đây hãy cùng chúng tôi đi tôi tìm hiểu về hàm ý trong bài viết sau đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn về nghĩa bóng nhé.

Xem ngay

nghia-bong-la-gi 3

Nghĩa bóng là gì?

– Nghĩa bóng là từ nghĩa đen của từ, của câu suy ra nghĩa khác (nghĩa được ẩn sau) thì gọi là nghĩa bóng. Thông thường muốn tìm ra nghĩa bóng phải đặt vào trong hoàn cảnh cụ thể để hiểu chính xác nghĩa ẩn sau nghĩa đen là gì.

Ví dụ: Câu “Gần mực thì đen gần đèn thì rạng” có thể hiểu như sau:

+ “Mực” chỉ những thứ xấu, không lành mạnh, “đèn” ẩn dụ cho những thứ tốt đẹp. Nghĩa bóng được hiểu là nếu con người gần môi trường xấu sẽ bị ảnh hưởng cái xấu còn gần môi trường tốt đẹp sẽ trở nên tốt đẹp.

Lưu ý: Một số từ có nghĩa trung gian. Nhưng trong quá trình sử dụng đang dần chuyển sang từ có nghĩa bóng.

Ví dụ: Từ “đi”: chỉ hành động di chuyển của con người từ nơi này sang nơi khác. Đây không phải là nghĩa đen nhưng lại có nghĩa tương tự với nghĩa đen (hành động di chuyển bằng hai chân từ chỗ này sang chỗ khác)

Hiện tượng từ nhiều nghĩa

– Chúng ta thường thấy từ một từ có thể có nhiều nghĩa được chuyển từ một nghĩa chính thì gọi là hiện tượng từ nhiều nghĩa.

– Một từ không nhất thiết phải có nhiều nghĩa.

– Từ nào có thể gọi tên các sự vật, hiện tượng hay biểu thị các khái niệm có trong thực tế thì cũng được xem là từ nhiều nghĩa.

Ví dụ:

– “Tủ lạnh”: đồ dùng chạy bằng điện để bảo quản thức ăn và làm đá. Từ này có một nghĩa gốc duy nhất, không có nghĩa chuyển nào khác.

– Từ “miệng” có nhiều nghĩa:

  • + “Cái miệng”: chỉ một bộ phận trên mặt con người
  • + “Miệng ăn”: chỉ bản thân một người, chỉ chi phí tiêu dùng trong gia đình.

Lưu ý: Cần phân biệt nghĩa đen, nghĩa bóng của một từ với hiện tượng từ nhiều nghĩa:

– Nghĩa đen, nghĩa bóng thường xuất hiện trong các câu ca dao, tục ngữ và phải đặt trong hoàn cảnh mới có thể hiểu được.

– Còn hiện tượng từ nhiều nghĩa là từ nghĩa gốc phát triển ra nhiều nghĩa chuyển khác, có thể hiểu được trong nhiều hoàn cảnh; nghĩa chuyển không thay đổi theo các hoàn cảnh.

nghia-bong-la-gi

Nghĩa bóng trong ca dao, tục ngữ

– Một số câu ca dao, tục ngữ và nghĩa của chúng:

+ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

– Nghĩa bóng: “Ăn” là hưởng thụ; “quả” là thành quả. Cả câu có nghĩa bóng khi chúng ta hưởng thụ thành quả phải biết ghi nhớ và biết ơn đến những người đã làm ra thành quả đó.

+ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”

– Nghĩa bóng: Khuyên con người tích cực đi ra ngoài xã hội học hỏi, chắt lọc nhiều kiến thức.

+ “Có công mài sắt có ngày nên kim”

– Nghĩa bóng: Khuyên con người chăm chỉ, bền bỉ thì dù việc lớn nhỏ sẽ thành công vượt qua.

+ “Giấy rách phải giữ lấy lề”

– Nghĩa bóng: “Rách” là đói kém, hoạn nạn; “lề” là nề nếp, truyền thống, gia phong. Nghĩa bóng muốn nói rằng dù con người ta có rơi vào hoàn cảnh hoạn nạn, khó khăn đến đâu cũng phải biết giữ gìn cái truyền thống, nề nếp, gia phong của gia đình, của ông bà tổ tiên.

+ “Đừng thấy sóng cả mà ngã tay chèo”

– Nghĩa bóng: “Sóng” ẩn dụ cho những khó khăn, thử thách lớn lao trong cuộc sống, “tay chèo” biểu thị cho con đường cách thức mà chúng ta đi. Cả câu muốn nói rằng đừng vì những khó khăn trước mắt mà nản chí, bỏ cuộc, buông bỏ sự lựa chọn của mình. Khuyên con người ta phải có ý chí vượt qua mọi thử thách.

Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply