Natri hydroxide (NaOH) là gì? Tính chất vật lí, tính chất hóa học – Ứng dụng

Natri hydroxide (NaOH) là gì? Tính chất vật lí, tính chất hóa học của Natri hydroxide (NaOH) sẽ có những gì? Được ứng dụng vào những điều gì? Hãy cùng nhau đi tìm hiểu về Natri hydroxide với những nội dung sau đây.

Xem ngay:

natri-hydroxide-naoh

Natri hydroxide (NaOH) là gì?

– NaOH còn có tên gọi hóa học: Natri hiđroxit hay hyđroxit natri, hay thường được gọi là Xút hoặc xút ăn da là một hợp chất vô cơ của natri. Natri hydroxit tạo thành dung dịch Bazơ mạnh khi hòa tan trong dung môi như nước.

– Khi nhúng quỳ tím vào NaOH nó sẽ chuyển sang màu xanh, trong xử lý nước bể bơi, người ta dùng hóa chất này để làm tăng nồng độ pH cho nước bể bơi.

Đặc điểm tính chất vật lý của NaOH

– NaOH hay xút là một chất rắn màu trắng dạng viên, vảy hoặc hạt ở dạng dung dịch bão hòa 50% có đặc điểm hút ẩm mạnh, dễ chảy rữa.

– Nếu như tiếp xúc với những chất không tương thích, hơi nước hay không khí ẩm… sẽ bị mất ổn định.

– Chúng có phản ứng với các loại chất khử, chất oxy hóa, acid, kiềm, hơi nước

– Là một chất không mùi.

  • Công thức: NaOH
  • Phân tử lượng: 40 g/mol.
  • Điểm nóng chảy: 318 °C.
  • Điểm sôi: 1390 °C.
  • Độ pH: 13.5.
  • Mật độ: 2,13 g/cm³
  • Khối lượng phân tử: 39,997 g/mol
  • Phân loại: Base
  • ID IUPAC: Sodium hydroxide, Sodium oxidanide
  • Có thể hòa tan trong: Nước, Etanol, Methanol

Tính chất hóa học của NaOH

  • Sodium Hydroxide là một bazơ mạnh làm quý tím hóa xanh và dung dịch phenolphthalein hóa hồng
  • Phản ứng với các axít tạo thành muối và nước:

NaOH(dd) + HCl(dd) → NaCl(dd) + H2O

  • Phản ứng với oxit axit: SO2, CO2

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

NaOH + SO2 → NaHSO3

  • Phản ứng với muối tạo thành bazơ mới và muối mới (điều kiện: sau phản ứng phải tạo thành chất kết tủa hoặc bay hơi):

2NaOH + CuCl2 → 2NaCl + Cu(OH)2↓

  • Tác dụng một số kim loại mà oxit, hydroxit của chúng có tính lưỡng tính (Al, Zn…):

2NaOH + 2Al + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

2NaOH + Zn → Na2ZnO2 + H2↑

  • Tác dụng với hợp chất lưỡng tính:

NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O 2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O

Những lưu ý khi sử dụng NaOH

– Để sử dụng NaOH an toàn và đem lại hiệu quả cao, cần hết sức lưu ý những điều sau đây:

  • Không được lưu trữ NaOH cùng với nhôm và mangan.
  • Không nên trộn cùng axit hoặc các chất hữu cơ.
  • Sử dụng đúng phương tiện bảo vệ cá nhân khi sử dụng hóa chất này.
  • Dùng các thiết bị bảo hộ phù hợp theo giới hạn tiếp xúc không khí.
  • Cần tuân thủ các cảnh báo và hướng dẫn cho sản phẩm.
  • Nên dùng các thiết bị và dụng cụ không phát lửa.
  • Khi mở những thùng chứa kim loại, bạn không được dùng những dụng cụ đánh lửa.

Lưu ý khi bảo quản NaOH

  • Những thùng chứa khi hết vẫn có thể gây hại nếu như chúng chứa nhiều bụi cặn bẩn.
  • Lưu trữ NaOH ở trong thùng kín.
    Để chúng tại những nơi khô ráo, thoáng mát, riêng biệt và thông gió tốt, tránh xa những địa điểm có thể gây cháy, nổ.
  • Cần lưu ý để tránh nhiệt, tránh xa các loại hóa chất không tương thích: các chất oxy hóa, chất khử, kim loại, acid, kiềm, hơi ẩm.Khi hòa tan.
  • Cần phải tuân thủ tuyệt đối thêm NaOH vào nước chứ không bao giờ được làm ngược lai.

Ứng dụng của NaOH

NaOH sử dụng hóa chất nước bể bơi

– NaOH có khả năng làm tăng nồng độ pH của nước, rất phổ biến trong xử lý nước hồ bơi. Ngoài ra để trung hòa cặn trong đường ống cấp nước người ta cũng có thể sử dụng nó.

Trong công nghiệp hóa chất tẩy rửa

– NaOH và các hợp chất Natri được xem là những thành phần quan trọng trong sản xuất các chất tẩy giặt như nước Javen là chất tẩy trắng khá hiệu quả.

– Ngoài ra, Natri Hydroxit còn có công dụng thủy phân chất béo trong dầu mỡ động vật. Vì vậy hóa chất này còn dùng làm nước rửa chén.

– Bên cạnh, với việc pha loại hóa chất này với nước nóng, khi đó hóa chất NaOH sẽ tạo thành chất tẩy rửa hiệu quả cho các thiết bị công nghệ, bể chứa, ống xả thải dưới bồn rửa và cống xả, đường ống thoát nước.

– Khi ngâm thép không gỉ, kính nường vào hóa chất xút còn có tác dụng tẩy nhờn rất tốt. Người ta còn ứng dụng chúng làm hóa chất tẩy rửa lò hơi.

– Trong ngành công nghiệp dược phẩm người ta dùng hóa chất Natri phenolat có tác dụng giảm đau trong Aspirin hoặc làm chất khử trùng y tế,…

Trong sản xuất giấy

– Hóa chất NaOH có tác dụng xử lý, làm trắng đối với gỗ, tre, nứa,…theo công nghệ Sunfat và Soda.

Trong công nghiệp dầu khí

– Hóa chất chứa thành phần Natri sẽ giúp điều chỉnh độ pH cho dung dịch khoan giúp loại bỏ sunfat. Các hợp chất sunfat và các hợp chất axit trong tinh chế dầu mỏ.

Trong công nghiệp dệt nhuộm

– Để cho màu vải thêm bóng và nhanh hấp thụ màu sắc người ta thường dùng đến NaOH làm chất phân hủy Pectins (một loại sáp khô hình thành trong khâu xử lý vải thô).

Trong công nghiệp thực phẩm

– Trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm NaOH có tác dụng loại bỏ các axit béo trong quá trình tinh chế dầu thực vật và động vật trước khi đưa vào sản xuất thực phẩm.

– Ngoài ra, người ta còn pha chế hóa chất này thành dung dịch xử lý rau quả trước khi chế biến hoặc đóng hộp.

natri-hydroxide-naoh-1

NaOH có độc hay không?

– NaOH là một hóa chất khá nguy hiểm, chúng sẽ ăn mòn và gây phỏng rộp da. Vì thế, nếu như bạn để tiếp xúc với một trong các đường sau sẽ gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng, nên đặc biệt cần lưu ý như sau:

  • Đường mắt: Gây dị ứng có thể gây bỏng hay làm mù lòa.
  • Đường thở: Gây dị ứng nghiêm trọng. Nếu như hít phải bụi có thể gây dị ứng nhẹ hoặc ảnh hưởng đến đường hô hấp, điều này còn phụ thuộc theo mức độ hít phải.
  • Đường da: Gây dị ứng, bỏng hoặc tạo thành sẹo.
  • Đường tiêu hóa: Nếu như nuốt phải chúng, có thể gây cháy miệng, họng, dạ dày. Những triệu chứng thường gặp bao gồm: Chảy máu, nôn, tiêu chảy hay hạ huyết áp.
Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Hãy truy cập vào trang wed: Bluefone.com.vn để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa nhé.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply