Methanol là gì? Tính chất hóa học – Điều chế và ứng dụng của methanol

Methanol là gì? Tính chất hóa học và tính chất vật lí sẽ có những gì? Bạn đang muốn tìm hiểu về methanol. Vậy thì ngay sau đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

Xem ngay:

methanol 1

Methanol là gì?

– Methanol còn có các tên gọi khác như gọi là ancol metylic, alcohol gỗ, naphtha gỗ hay rượu mạnh gỗ. Đây là một hợp chất hóa học với công thức hóa học của methanol là CH3OH hay CH4O (thường viết tắt MeOH).

– Methanol tức rượu methyl, là một chất cồn, có dạng là một chất lỏng nhẹ, dễ bay hơi, không màu, dễ cháy, và khá độc, có mùi rất giống với mùi của ethanol nhưng nhẹ hơn.

– Hóa chất Methanol là đại điện đơn giản nhất của dãy đồng đẳng ancol no

Tính chất vật lí của methanol

  • Màu sắc: Không màu, trong suốt.
  • Có mùi đặc trưng.
  • Rất nhẹ và dễ bay hơi.
  • Tỷ trọng (so với nước) : 0,799 ÷ 0,8
  • Tan vô hạn trong nước.
  • Rất dễ cháy, khi cháy có ngọn lửa màu xanh và không có khói.
  • Khối lượng riêng: 0,7918 g cm-3

Tính chất hóa học của methanol

Tác dụng với oxy

+ Oxy hóa hoàn toàn và tạo thành khí carbonic và nước

2CH3OH + 3O2 → 2CO2 + 4H2O

+ Oxy hóa không hoàn toàn và tạo thành andehit formic

CH3OH + O2 → HCOOH + H2O

  • Tác dụng với kim loại và tạo thành muối ancolat
  • Tác dụng với axit vô cơ và tạo thành este

Điều chế methanol

Điều chế Methanol trong tự nhiên

– Hóa chất này được sản xuất từ thiên nhiên qua quá trình chuyển hóa nhiều loại vi khuẩn kỵ khí hoặc qua quá trình phân hủy sinh học của rác thải, nước thải và bùn.

– Methanol giải phóng ra ngoài môi trường nhiều nhất do nó được sử dụng như một dung môi trong công nghiệp. Trong sản xuất, lưu trữ, sử dụng và là nhiên liệu như khí đốt và dầu diesel.

Điều chế methanol trong công nghiệp

– Methanol là hóa chất lỏng và là nguồn năng lượng được bắt nguồn từ khí thiên nhiên, than, chất thải sinh học và CO2.

+ Nó được tổng hợp trực tiếp từ H2 và CO, CO2 có xúc tác nhiệt độ, chất xúc tác và áp suất thấp theo phương trình phản ứng:

2CH3OH + 3O2 -> 2CO2 + 4H2O

+ Chúng được điều chế từ quá trình chưng cất rượu và là chất lỏng đầu tiên ngưng tụ khi rượu được nấu theo cách chưng cất truyền thống. Với phương trình điều chế như sau:

CH4 + O2 –Cu(200C,100atm)–> CH3OH

CO + H2 –(xt.p.t0)–> CH3OH

Ứng dụng của methanol

  • Dung môi Methanol là nhiên liệu cho ngành giao thông vận tải, tạo metyl tert- butyl ete để pha vào làm tăng tỉ số octan thay cho tetraetyl chì – một chất gây ô nhiễm cho môi trường.
  • Là loại dung môi phổ biến sử dụng trong phòng thí nghiệm, đặc biệt dùng để chạy sắc ký lỏng, nâng cấp HPLC, chạy phổ UV-VIS.
  • Được dùng trong xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp.
  • Ứng dụng làm pin nhiên liệu cung cấp hydrogen.
  • Sử dụng phổ biến trong sản xuất formalin, andehit formic và axit axetic,..
  • Có vai trò quan trọng trong ngành sơn, in ấn, chất chống đông lạnh, làm nhiên liệu cho các bếp lò nhỏ, cung cấp nhiên liệu đông cơ đốt.
  • Ưng dụng để sản xuất cồn công nghiệp Methanol, sản phẩm được gọi là “rượu biến tính”. Tuy nhiên, việc này đã bị cấm vì có nhiều người lợi dụng để sản xuất rượu lậu gây ra nhiều ca tử vong do ngộ độc rượu có chứa Methanol.
  • Không chỉ là một sản phẩm công nghiệp lợi ích cao, chúng còn đựơc sử dụng trong các phòng xét nghiệm, trong trường học.

methanol

Ưu điểm và Nhược điểm của methanol

Ưu điểm của Methanol là gì?

– Methanol là một chất độc nhưng con người vẫn sử dụng phổ biến bởi những ưu điểm vượt trội mà nó đem lại giải quyết được các vấn đề trong sản xuất, chi phí và thời gian:

  • Nó có thể sử dụng để thay thế xăng với các ưu điểm như: bay hơi thấp hơn xăng, tỷ lệ số phát nhiệt thấp, cháy chậm hơn xăng và khi cháy thì phát hiện ra chỉ bằng 1/8 so với xăng, sử dụng an toàn cho môi trường.
  • Tiết kiệm về mặt kinh tế: Chi phí sử dụng hóa chất này thấp hơn so với các nguồn nguyên liệu khác.
  • Được ứng dụng nhiều trong các ngành sản xuất.

Nhược điểm của dung môi Methanol

  • Đây là chất gây độc cho cơ thể, chúng dễ dàng hấp thu qua ruột, da, phổi của con người. Với một lượng thấp có thể dẫn đến buồn ngủ, lú lẫn, đau đầu, mất khả năng vận động, nặng hơn có thể dẫn đến hôn mê, suy thở, tụt huyết áp, tim ngừng đập và dẫn đến tử vong.
  • Nhiễm độc Methanol là loại nhiễm độc nặng, nguy hiểm, nên chúng ta cần phải lưu ý khi sử dụng.
  • Tránh uống các loại rượu trôi nổi chưa được kiểm định chất lượng và chưa qua kiểm tra của cơ sở y tế, của các cơ quan vệ sinh an toàn thực phẩm.

Methanol có độc không?

– Methanol khi đưa vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành formaldehyde và tiếp đến là formic acid, chúng sẽ phá vỡ chức năng tế bào, làm ngưng trệ khả năng chuyển hóa năng lượng, khiến năng lượng bị tích tụ mà không thể giải phóng, khiến các tế bào nổ tung:

  • 10mL hóa chất này trộn vào đồ uống là đủ để gây ra mù vĩnh viễn.
  • 30mL (1 ngụm) có thể gây chết người.

Vì sao rượu methanol có thể gây ngộ độc?

– Dù đây là một chất có độc tính thấp. Tuy nhiên, sau khi được đưa vào cơ thể, rượu methanol sẽ bị oxy hóa để tạo thành formaldehyde. Chất này sau đó tiếp tục bị oxy hóa để tạo thành acid formic – acid kiến, thành phần chính của nọc kiến. Chính acid formic được xem là thủ phạm gây độc. Cuối cùng, acid formic sẽ được chuyển hóa thành CO2 và nước. Hai chất này được đào thải qua phổi và thận.

– Quá trình oxy hóa xảy ra nhanh chóng khiến acid formic sẽ tích tụ trong huyết thanh và gây độc. Khi đó gây nên tình trạng toan chuyển hóa. Sự chuyển hóa methanol và tích tụ acid formic trong võng mạc gây tổn thương võng mạc, tổn thương thần kinh thị giác, dẫn đến mù lòa.

– Acid formic còn gây tổn thương não bộ, có thể dẫn đến tử vong.

Những biện pháp xử trí khi bị ngộ độc rượu methanol

– Tìm cách gây nôn hết rồi xát mạnh hai bên má, cho nạn nhân uống một cốc sữa nóng, trà đặc.

– Nên nới lỏng áo, quần, để nạn nhân nằm ở nơi thoáng mát nhưng tránh gió lùa trực tiếp vào người.

– Tư thế đặt nạn nhân đúng chuẩn như sau: nằm úp xuống giường, hai tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên trái.

– Tuyệt đối không cho nạn nhân sử dụng thuốc chống nôn vì sẽ giữ chất độc và cũng không cho uống Paracetamol vì sẽ làm hại gan.

– Nếu nạn nhân có biểu hiện nguy hiểm hơn như: co giật, thở không đều, hôn mê, bị ngã có chảy máu tai, quầng mắt, loạn nhịp tim,… cần ngay lập tức đưa nạn nhân tới bệnh viện cấp cứu.

Lưu ý khi sử dụng Methanol

  • Tránh trực tiếp tiếp xúc cồn công nghiệp với các bộ phận ở trên cơ thể.
  • Khi tiếp xúc với hơi methanol công nghiệp phải đeo khẩu trang phù hợp.
  • Không được pha loãng chúng với nước dùng làm rượu để uống.
  • Khi dính Methanol vào mắt phải rửa ngay bằng nước sạch. Khi nuốt phải loại hóa chất này không cố gây nôn, uống ngay nước lọc và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Bảo quản Methanol cần chú ý?

  • Bảo quản Methanol tại những nơi thoáng mát, chú ý nên tránh xa các nguồn nhiệt.
  • Khi xảy ra sự cố cháy hãy dùng bột, hóa chất khô, bọt CO2, phun sương mù. Chú ý tuyệt đối không được dùng nước để chữa cháy.
Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply