Dấu gạch nối là gì? Phân biệt dấu gạch nối và dấu gạch ngang như thế nào?

Dấu gạch nối là gì? Phân biệt dấu gạch nối và dấu gạch ngang như thế nào? Sau đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về dấu gạch nối trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Xem ngay

dau gach noi la gi

Dấu gạch nối là gì?

– Dấu gạch nối (-) không phải là một dấu câu, nó được sử dụng để tách các âm tiết (tiếng) của một từ.

– Không được nhầm lẫn dấu gạch nối với dấu gạch ngang (–) dài hơn và có công dụng khác hoặc với dấu trừ (–), có độ dài tương tự dấu gạch ngang.

Dấu gạch nối được sử dụng khi nào?

– Dấu gạch nối thường được dùng trong những trường hợp phiên âm tên người, tên địa danh nước ngoài.

Ví dụ: Lê-nin, Lê-nin-grát, Phi-đen Cát-xtơ-rô, La Ha-ba-na,…

– Dấu gạch nối cũng còn được dùng trong phiên âm tiếng nước ngoài, nhất là khi dùng cho những đối tượng người đọc nhỏ tuổi.

Ví dụ: Ra-đi-ô, ki-lô-gam,…

– Đặt giữa các con số chỉ ngày tháng năm.

Ví dụ: Dự kiến vào ngày 31-1-2012, tôi sẽ gửi bài cho tạp chí Xuất bản Việt Nam.

dau-gach-noi-la-gi 1

Phân biệt dấu gạch nối và dấu gạch ngang

– Mặc dù dấu gạch nối không được nhầm lẫn với dấu gạch ngang và dấu trừ, tuy nhiên có một số chồng chéo trong cách sử dụng như trong (một số) bộ mã hóa ký tự thường sử dụng cùng một ký tự, được gọi là “dấu gạch nối – trừ”, để thể hiện cả hai ký hiệu dấu gạch nối và dấu trừ.

– Cách phân biệt nhận biết nhưng rất ít được để ý là giữa dấu gạch nối và chữ cái sẽ không có dấu cách (khoảng trắng), còn giữa dấu gạch ngang và chữ cái thì có dấu cách.

Ví dụ: văn-thể-mỹ (dấu gạch nối), văn hóa – giáo dục (dấu gạch ngang)

dau gach noi

Giá trị sử dụng

– Dấu gạch nối thường hay bị nhầm lẫn với dấu gạch ngang. Trong khi dấu gạch ngang có nhiều giá trị sử dụng khác nhau thì gạch nối chỉ có một mục đích chính.

– Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply