Đại từ là gì? Phân loại – Vai trò của đại từ, Cho ví dụ minh họa

Đại từ là gì? Vai trò của đại từ trong tiếng việt là gì? Đại từ được phân loại như thế nào? Để được hiểu hơn hãy cùng chúng tôi theo dõi trong bài viết sau đây nhé.

Xem ngay:

dai-tu

Đại từ là gì?

– Đại từ là một dạng thay thế cho một danh từ, động từ, tính từ… Là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất, … được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

– Đại từ rất dễ nhầm với danh từ nếu các bạn không đọc và hiểu rõ câu và cú pháp. Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu những kiến thức cơ bản về đại từ trong Tiếng Việt.

Ví dụ:

 “Lan đi du học. Mọi người đều nhớ .”

=> Từ “nó” sử dụng trong câu là để chỉ người, và đảm nhiệm vai trò bổ ngữ cho động từ “nhớ” đi liền trước nó.

“Tập thể dục là hoạt động thể chất của cơ thể. giúp ta rèn luyện sức khỏe tốt”.

=> Từ “nó” là để chỉ hành động, và đảm nhiệm vai trò chủ ngữ trong câu.

Ví dụ:

 “Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa.”

=> Từ “nó” để chỉ nhân vật em gái.

“Chợt con gà trống ở phía sau bếp nổi gáy. Tôi biết đó là con gà của anh Bốn Linh. Tiếng nó dõng dạc nhất xóm.”

=> Từ “nó” để chỉ con gà của anh Bốn Linh.

-> Biết được nghĩa trên là nhờ vào ngữ cảnh và các từ ngữ chỉ người, vật mà nó thay thế ở câu văn trước.

Đại từ có thể đảm nhiệm vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ, …

dai-tu 2

Phân loại đại từ

Nếu chỉ xét về ngữ pháp Tiếng Việt thì đại từ được chia thành 3 loại chính gồm:

Đại từ dùng để đặt câu hỏi

– Loại đại từ này có thể đứng ở đầu hoặc cuối câu hỏi, dùng để hỏi một điều nào với người khác.

Ví dụ: như Ai?, gì?, ở đâu?, tại sao?. Có thể chia loại này thành đại từ hỏi số lượng, hỏi về chất lượng, hỏi nguyên nhân, kết quả…

Đại từ nhân xưng

– Là loại đại từ dùng để thay thế danh từ, động từ, tính từ, cụm danh từ… và còn gọi là đại từ chỉ ngôi, cụ thể có 3 ngôi chính gồm:

  • Ngôi thứ nhất để chỉ người nói, nó tương đương với danh từ. Ví dụ: “Tại sao họ không tới đúng giờ?” Ta thấy đại từ ở đây là “ họ”.
  • Ngôi thứ hai để chỉ người nghe.
  • Đại từ ngôi số 3 là đại từ được người thứ nhất và thứ hai nói đến.

Vai trò của đại từ trong câu

– Các đại từ trong câu vừa có thể đảm nhận các vai trò như chủ ngữ, vị ngữ, hoặc phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ.

– Đại từ cũng có thể trở thành thành phần chính trong câu, đại từ không làm nhiệm vụ định danh. Phần lớn các đại từ có chức năng trỏ và mục đích thay thế.

Các loại đại từ

– Ngoài 2 loại đại từ chính trên, trong ngữ pháp Tiếng Việt có thể sử dụng danh từ làm đại từ xưng hô. Trong đó 2 loại chính là đại từ chỉ quan hệ xã hội và đại từ chỉ chức vụ.

+ Đại từ chỉ quan hệ xã hội: Các mối quan hệ xã hội và gia đình thường dùng danh từ làm đại từ để xưng hô. Ví dụ như ông, bà, cha, mẹ, chú, bác… Quan trọng là biết phân biệt và sử dụng đúng người đóng vai trò có quan hệ ra sao thì sử dụng danh từ để chỉ ngôi cho chính xác.

Ví dụ: Mẹ của em là giáo viên

+ Đại từ chỉ chức vụ: Là những chức vụ trong cơ quan nhà nước, công ty, xí nghiệp như giám đốc, thư ký, chủ tịch…

dai-tu 1

Theo chương trình sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 thì đại từ được chia thành 2 loại gồm đại từ để trỏ và đại từ để hỏi.

Đại từ để trỏ

– Dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động…được nói đến trong 1 ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc trò chuyện. Loại này có 3 nhóm chính là:

  • Đại từ để trỏ số lượng: gồm các từ như bao nhiêu, bấy nhiêu, nhiêu…
  • Đại từ để trỏ người hoặc sự vật: Gồm các từ như Nó, tụi nó, tôi, tụi này, tụi kia…
  • Đại từ chỉ hoạt động và tính chất: Gồm các từ như thế, vậy…

Ví dụ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

=> Từ “bác” được sử dụng trong câu thơ của Nguyễn Khuyến là để chỉ người – một người bạn tri kỷ của ông đến bây giờ mới tới thăm.

– Trỏ số lượng: bấy, bấy nhiêu, …

Đại từ để hỏi

– Để hỏi nguyên nhân, lý do hay kết quả một sự việc, hành động mà mình đang thắc mắc. Loại này dùng câu hỏi nghi vấn, không phải câu trả lời hay khẳng định.

Gồm các loại chính là:

  • Đại từ để hỏi người, vật: Gồm các từ như ai, gì, đâu, sao…
  • Đại từ để hỏi số lượng: Như Bao nhiêu, bấy nhiêu…

Ví dụ:

Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

                              (Ca dao)

=> Từ “ai” được sử dụng trong câu ca dao là đại từ dùng để hỏi.

– Hỏi về số lượng: bao nhiêu, mấy, …

Ví dụ cụ thể như sau:

  • Đại từ để trỏ người hoặc sự vật: Nó đã đi học về chưa?
  • Đại từ để trỏ số lượng: Trong túi tôi chỉ còn bấy nhiêu tiền thôi.
  • Đại từ để hỏi số lượng: Có bao nhiêu loài sinh vật trong khu rừng đó?
  • Đại từ để hỏi hoạt động, tính chất, sự việc: Hôm qua bạn làm bài thi tốt nghiệp thế nào?
– Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply