
Công thức tính chu vi hình bình hành đã không còn quá xa lạ với chúng ta. Hãy xem bài viết sau đây để cùng nhau đi ôn lại kiến thức về chu vi hình hình hành nhé.
Xem thêm:
Hình bình hành là gì?
– Hình bình hành là tứ giác có 2 cặp cạnh đối song song hoặc 1 cặp cạnh đối song song và bằng nhau. Hình bình hành có 2 góc đối bằng nhau, 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm của hình.
– Có thể coi hình bình hành là 1 trường hợp đặc biệt của hình thang.
Bạn có thể xem thêm: Công thức tính diện tích hình thang
Tính chất của hình bình hành
– Hình bình hành là trường hợp đặc biệt tứ giác có hai cạnh đối diện song song với nhau. Do vậy hình hình hành sẽ có một số tính chất sau:
- Các cạnh đối song song và bằng nhau, các cạnh liền kề không tại thành góc vuông
- Các góc đối bằng nhau.
- Hình bình hành có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
- Hình bình hành là là một trường hợp đặc biệt của hình thang.
Công thức tính chu vi hình bình hành
– Khái niệm chu vi hình bình hành: Chu vi hình bình hành được tính bằng tổng độ dài các đường bao quanh hình, cũng chính là đường bao quanh toàn bộ diện tích, bằng 2 lần tổng một cặp cạnh kề nhau bất kỳ.
– Chu vi hình bình hành là tổng độ dài của 4 cạnh. Công thức cụ thể như sau:
C = (a + b) × 2
=> Trong đó:
- C là chu vi hình bình hành.
- a và b là cặp cạnh kề nhau của hình bình hành.
– Như vậy, ta cũng có thể dễ dàng tìm được cách tính nửa chu vi hình bình hành theo công thức: 1/2 C = a + b
Ví dụ: Cho một hình bình hành ABCD có hai cạnh a và b lần lượt là 5 cm và 7 cm. Hỏi chu vi của hình bình hành ABCD bằng bao nhiêu?
Giải: Áp dụng công thức tính chu vi hình bình hành ta có:
C = (a +b) x 2 = (7 + 5) x 2 =12 x 2 = 24 cm
Dấu hiệu nhận biết hình bình hành
Hình bình hành là tứ giác đặc biệt:
- Tứ giác có hai cặp cạnh đối song song là hình bình hành.
- Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
- Tứ giác có một cặp cạnh đối vừa song song và vừa bằng nhau là hình bình hành.
- Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.
- Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.
Hình thang đặc biệt:
- Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau là hình bình hành.
- Hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành
Bài tập về chu vi hình bình hành
* Bài tập 1: Cho một hình bình hành ABCD có hai cạnh a và b với chiều dài lần lượt là 5 cm và 8 cm. Hỏi chu vi của hình bình hành ABCD bằng bao nhiêu?
Lời giải:
Áp dụng công thức tính chu vi hình bình hành ta có:
C (ABCD) = (a +b) x 2 = (5+8) x 2 =13 x 2 = 26 cm
Đáp án: Chu vi hình bình hành ABCD là 26 cm
* Bài tập 2: Cho hình bình hành có chu vi là 480cm, có độ dài cạnh đáy gấp 5 lần cạnh kia. Tính chiều dài các cạnh của hình bình hành đó
Bài giải:
– Ta có nửa chu vi hình bình hành là: 480 : 2 = 240 (cm)
Theo dữ liệu của đầu bài, nếu như coi cạnh kia là 1 phần thì cạnh đáy sẽ là 5 phần. Như vậy, ta có
+ Chiều dài cạnh kia của hình cạnh kia hình bình hành là: 240 : (5+1) = 40 (cm)
+ Chiều dài cạnh đáy của hình bình hành là: 40 x 5 = 200 (cm)
Đáp án: Cạnh đáy của hình bình hành có chiều dài là 200cm, cạnh kia của hình bình hành có chiều dài là 40cm.