Công thức hóa học của Criolit (Na3AlF6 ) là gì? Ứng dụng – Cấu tạo

Công thức hóa học của Criolit (Na3AlF6) là gì? sau đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về công thức hóa học của Criolit này trong bài viết dưới đây nhé.

Xem ngay:

Công thức hóa học của Criolit (Na3AlF6 ) là gì?

cong thu hoa hoc của criolit

Định nghĩa

– Criolit ( Na3AlF6) là một khoáng chất không phổ biến với sự phân bổ tự nhiên rất hạn chế. Nó trước đây có nhiều nhất trong một khu vực trầm tích tại bờ biển phía tây Greenland nhưng đã bị khai thác hết vào năm 1987.

– Công thức phân tử: Na3AlF6

– Tên gọi của nó có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp kryos = băng giá, còn lithos = đá, thạch.

Tính chất vật lí

– Criolit trong tự nhiên là các tinh thể hình lăng trụ đơn nghiêng có màu từ không màu, trắng, ánh đỏ tới xám-đen giống thủy tinh.

Tính chất hóa học

+ Tác dụng với axit:

Na3[AlF6] + H2SO4 = NaHSO4 + Al2(SO4)3 + HF

+Tác dụng với bazơ

NaOH + Na3AlF6 = NaF + NaAl(OH)4

Điều chế

– Cho Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH có mặt HF.

Al2O3 + NaOH + HF = H2O + Na3AlF6

Ứng dụng

– Trong lịch sử, nó đã từng được dùng làm loại quặng để sản xuất nhôm và sau đó là chất trợ chảy trong công nghệ điện phân cho loại quặng giàu ôxít nhôm,

– Criolit hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 trong quá trình điện phân xuống khoảng 900oC và do đó giúp tiết kiệm được nhiều năng lượng.

Cấu tạo Criolit trong tự nhiên

– Các tinh thể hình lăng trụ đơn nghiêng có màu từ không màu, trắng, ánh đỏ tới xám-đen giống thủy tinh. Nó có độ cứng Mohs khoảng 2,5-3 và tỷ trọng riêng khoảng 2,95-3.

– Nó là khoáng chất từ trong mờ tới trong suốt với chiết suất là R=1,3385-1,339, B=1,3389-1,339, G=1,3396-1,34. Các giá trị của chiết suất như vậy là gần giống như của nước và vì thế khi chìm trong nước thì cryolit trở nên hoàn toàn không nhìn thấy.

– Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply