Chơi chữ là gì? Khái niệm – Cách nhận biết về chơi chữ

Chơi chữ là gì? Khái niệm – Phân loại và cách nhận biết chơi chữ sẽ có những gì? Ngay sau đây hãy cùng với chúng tôi đi tìm hiểu về nghệ thuật chơi chữ ngay sau đây nhé.

Xem ngay:

choi-chu-la-gi

Chơi chữ là gì?

– Chơi chữ là cách biến hóa ngôn từ kết hợp tính nghệ thuật của người Việt. Nó được sử dụng phổ biến trong thơ ca chính thống và ca dao, tục ngữ gắn liền trong cuộc sống đời thường.

– Biện pháp tu từ này có tác dụng làm câu thơ, lời văn thêm phần dí dỏm, trào phúng và có tính giáo dục cao.

Phân loại và nhận biết về chơi chữ

Chơi chữ bằng biện pháp nói lái

– Nói lái hay còn gọi là cách nói ngược câu chữ, nó có tác dụng châm biếm, mỉa mai hoặc bông đùa… Loại này không phải người đọc nào cũng hiểu được hàm ý của tác giả nếu như không suy luận hay phân tích từng từ một. Chơi chữ bằng cách nói lái quen thuộc và dễ gặp nhất khi đọc văn thơ, tục ngữ.

Trong câu đối, ca dao

– Mục đích của chơi chữ trong lời nói hàng ngày là tạo ra những tiếng cười, thêm màu sắc cho cuộc sống.

Ví dụ:

  • “Một con cá đối nằm trên cối đá, Hai con cá đối nằm trên cối đá”.
  • “Thầy giáo, tháo giày đi dép lốp”.
  • “Con mỏ kiến đậu trên miếng cỏ. Chim vàng lông đậu cạnh vồng lang”.

Trong thơ ca

– Dùng để ẩn dụ hay châm biếm hiện thực khách quan, con người…

Ví dụ:

Cái kiếp tu hành nặng đá đeo.

Vị gì một chút tẻo tèo teo.

Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc.

Trái gió thành ra phải lộn lèo!

(Trích bài thơ Sư bị làng đuổi – Hồ Xuân Hương).

Chơi chữ bằng cách dùng từ đồng âm

– Biện pháp này sử dụng các từ giống nhau về cách phát âm hoặc đồng âm, thường được gọi là từ đồng âm nhưng có nghĩa hoàn toàn khác nhau. Cách chơi chữ này mang nhiều hàm ý và nghĩa thường châm biếm, đả kích là chính.

Ví dụ:

Vũ cậy mạnh vũ ra vũ múa, vũ gặp mưa vũ ướt cả lông

Thị phải chầu thị đứng thị xem, thị cũng thèm thị không có ấy.

Hoặc

Bà già đi chợ cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng.

Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn.

choi-chu-la-gi 1

Chơi chữ bằng cách dùng từ gần nghĩa, sát nghĩa

– Là các từ khác nhau nhưng có nghĩa tương tự nhau

Ví dụ

Bà Đồ Nứa đi võng đòn tre, đến khóm trúc thở dài hi hóp

Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.

Chơi chữ bằng cách lặp phụ âm đầu

– Loại này chỉ giống nhau phụ âm đầu, giúp tạo điểm nhấn cho toàn bộ bài thơ.

Ví dụ

Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ

Mộng mị mỏi mòn mai một một

Mỹ miều may mắn mấy mà mơ

Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply