Cấu tạo của vũ trụ: Hệ mặt trời, Các sao và thiên hà, Vật lý 12

Cấu tạo của vũ trụ: Hệ mặt trời, Các sao và thiên hà sẽ có những gì? Sau đây chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

Xem ngay

cau-tao-cua-vu-tru

Hệ mặt trời

Các thành phần cấu tạo chính của hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời, các hành tinh và các vệ tinh.

– Mặt Trời là thiên thể trung tâm của hệ Mặt Trời. Nó có bán kính lớn hơn 109 lần bán kính Trái Đất; khối lượng bằng 333 000 lần khối lượng Trái Đất.

– Lực hấp dẫn của Mặt Trời đóng vai trò quyết định đến sự hình thành, phát triển và chuyển động của hệ.

– Mặt Trời là một quả cầu khí nóng sáng với khoảng 75% là hiđrô và 23% là heli. Nhiệt độ mặt ngoài của Mặt Trời là 6000 K và nhiệt độ trong lòng lên đến hàng chục triệu độ.

– Công suất bức xạ là 3,9.1026W. Nguồn năng lượng của Mặt Trời là phản ứng nhiệt hạch trong đó các hạt nhân của hidro được tổng hợp thành hạt nhân heli.

Các hành tinh

– Có 8 hành tinh, theo thứ tự từ trong ra ngoài: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh; được chia thành hai nhóm: nhóm Trái Đất và nhóm Mộc tinh.

– Chúng chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều, trùng với chiều quay của bản thân Mặt Trời quanh mình nó.

– Xung quanh mỗi hành tinh có các vệ tinh. Hệ thống gồm một hành tinh và các vệ tinh của nó là một cấu trúc hệ thống nhỏ nhất của thế giới vĩ mô.

Sao chổi và thiên thạch

– Sao chổi: là khối khí đóng băng lẫn với đá. Có đường kính vài kilomet, chuyển động xung quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình elip rất dẹt mà Mặt Trời là một tiêu điểm.

– Thiên thạch là những tảng đá chuyển động quanh Mặt Trời. Khi thiên thạch bay vào khí quyển trái đất nó nóng sáng, bốc cháy và tạo thành sao băng.

Các tiểu hành tinh

cau tao cua vu tru

cau-tao-cua-vu-tru 1

Các sao và thiên hà

Các sao

– Sao là một khối khí nóng sáng như Mặt Trời

– Nhiệt độ trong lòng các sao lên đến hàng chục triệu độ

– Khối lượng của các sao mà ta xác định được nằm trong khoảng từ 0,1 đến vài chục lần (đa số là 5 lần) khối lượng Mặt Trời.

– Còn có hàng vạn cặp sao có khối lượng tương đương với nhau, quay xung quanh một khối tâm chung gọi là những sao đôi.

– Sao mới và sao siêu mới: Là sao có độ sáng tăng lên hàng vạn lần, hàng chục lần.

– Ngoài ra, còn có những sao không phát sáng như các punxa và lỗ đen. Punxa là sao phát ra sóng vô tuyến rất mạnh.

– Tinh vân: là các đám bụi khổng lồ được rọi sáng bởi các ngôi sao gần đó hoặc những đám khí bị ion hóa được phóng ra từ một sao mới hay siêu mới.

Thiên hà

  • Thiên hà là một hệ thống gồm nhiều loại sao và tinh vân.
  • Thiên hà gần ta nhất là thiên hà Tiên Nữ cách chúng ta hai triệu năm ánh sáng.
  • Thiên hà có dạng hình xoắn ốc, elipxôit hoặc không xác định.
  • Đường kính của thiên hà vào khoảng 100 000 năm ánh sáng.

Thiên hà của chúng ta: Ngân hà

– Hệ Mặt Trời là thành viên của một thiên hà mà ta gọi là Ngân Hà được cấu tạo từ vô vàn những ngôi sao.

– Ngân Hà có dạng hình đĩa, phần giữa phồng to, ngoài mép dẹt. Đường kính của Ngân Hà vào khoảng 100 000 năm ánh sáng.

– Hệ Mặt Trời nằm trên mặt phẳng qua tâm và vuông góc với trục của Ngân Hà và cách tâm một khoảng cỡ 2/3 bán kính của nó.

– Ngân Hà cũng có cấu trúc dạng xoắn ốc.

Các đám thiên hà

– Các thiên hà có xu hướng tập hợp với nhau thành đám. Ngân Hà của chúng ta là thành viên của một đám gồm 20 thiên hà.

Các quaza (quasar)

– Các quaza là loại cấu trúc mới, nằm ngoài các thiên hà, phát xạ mạnh một cách bất thường các sóng vô tuyến và tia X.

Bài tập

Bài 1 (trang 216 SGK Vật Lí 12):

Trình bày cấu tạo của hệ Mặt Trời

Lời giải:

– Cấu tạo của hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời, 8 hành tinh bay xung quanh theo thứ tự từ trong ra ngoài: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thiên vương tinh và Hải vương tinh. Xung quanh mỗi hành tinh có các vệ tinh.

– Ngoài ra trong hệ Mặt Trời còn có các hành tinh nhỏ, sao chổi và các thiên thạch.

Bài 2 (trang 216 SGK Vật Lí 12):

Mặt Trời có vai trò gì trong hệ Mặt Trời?

Lời giải:

– Lực hấp dẫn của Mặt Trời đóng vai trò quyết định đến sự hình thành, phát triển và chuyển động của hệ. Mặt trời là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cả hệ.

– Nguồn năng lượng của Mặt Trời là phản ứng tổng hợp hạt nhân, trong đó các hạt nhân hidro được tổng hợp thành hạt nhân heli.

Bài 3 (trang 216 SGK Vật Lí 12):

Phân biệt hành tinh và vệ tinh.

Lời giải:

  • Hành tinh là thiên thể lớn, chuyển động quanh Mặt Trời.
  • Vệ tinh là thiên thể nhỏ, chuyển động quanh hành tinh.

Bài 4 (trang 216 SGK Vật Lí 12):

Tiểu hành tinh là gì?

Lời giải:

– Tiểu hành tinh là các hành tinh có đường kính vài kilômét đến vài trăm kilômét chuyển động quanh Mặt Trời trên các quỹ đạo có bán kính từ 2,2 đến 3,6 đvtv.

Bài 5 (trang 216 SGK Vật Lí 12)

Những hành tinh nào thuộc nhóm Trái Đất và những hành tinh nào thuộc nhóm Mộc tinh? Nêu những đặc điểm chung của các hành tinh trong mỗi nhóm.

Lời giải:

+ Những hành tinh thuộc nhóm Trái Đất gồm: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất và Hỏa tinh. Đó là các hành tinh “nhỏ”, nhưng là các hành tinh rắn, có khối lượng riêng tương đối lớn. Tuy nhiên mỗi hành tinh trong nhóm chỉ có rất ít hoặc không có vệ tinh, chúng ở gần Mặt Trời nên nhiệt độ bề mặt tương đổi cao.

+ Những hành tinh thuộc nhóm Mộc tinh gồm: Mộc tinh, Thổ tinh, Hải Vương tinh và Thiên Vương tinh, chúng là các hành tinh “lớn”, có kích thước lớn, khối lượng lớn, nhưng khối lượng riêng nhỏ. Chúng là một khối khí hoặc một nhân rắn hoặc lỏng, bao bọc xung quanh là các lớp khí rất dày. Chúng có rất nhiều vệ tinh.

– Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply