Câu rút gọn là gì? Tác dụng – Phân loại – Đặc điểm của câu rút gọn

Câu rút gọn là gì? Để có thể biết rõ hơn về tác dụng – phân loại – đặc điểm của câu rút gọn thì ngay sau đây chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về câu rút gọn trong bài viết sau đây nhé.

Xem ngay:

cau-rut-gon-la-gi 2

Câu rút gọn là gì?

– Câu rút gọn có thể hiểu đơn giản là những câu mà trong quá trình nói hoặc viết bạn có thể lược bỏ một số thành phần của câu để câu trở nên ngắn gọn hơn.

– Tùy theo hoàn cảnh, mục đích nói hay viết mà chúng ta có thể lược bỏ những thành phần sao cho phù hợp. Tuy nhiên cần đảm bảo đúng nội dung cần truyền đạt và câu văn không trở nên cộc lốc, thiếu lịch sự.

Ví dụ 1:

+ Câu đầy đủ là: Bạn có muốn đi ăn với mình không? – Mình không đi được rồi.

+ Câu rút gọn là: Đi ăn với mình không? – Không đi được.

Ví dụ 2:

+ Câu đầy đủ là: Bao giờ bọn mình được nghỉ hè nhỉ? – Tuần sau được nghỉ.

+ Câu rút gọn là: Bao giờ được nghỉ hè nhỉ? – Tuần sau

Các kiểu câu rút gọn

– Có 3 kiểu câu rút gọn là: rút gọn chủ ngữ, vị ngữ và rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ. Để hiểu rõ hơn về các kiểu câu này, mời các bạn cùng tham khảo những chia sẻ dưới đây của chúng tôi:

Câu rút gọn chủ ngữ

– Là những câu được rút gọn chủ ngữ khi sử dụng.

Ví dụ:

Hoa: “Bao giờ cậu về quê”?
Lan: “Ngày mai về”. (Rút gọn câu cùng chủ ngữ, chỉ còn lại trạng ngữ và vị ngữ).

=> Câu đầy đủ: “Ngày mai tớ về quê”.

Câu rút gọn vị ngữ

– Là câu được rút gọn thành phần vị ngữ khi giao tiếp. Ví dụ:

Hoa: “Có những ai tham gia cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh?”.
Lan: “Hồng và Huệ” (Chỉ còn phần chủ ngữ).

=> Câu đầy đủ: “Hồng và Huệ tham gia cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh”.

Câu rút gọn chủ ngữ và vị ngữ

– Là những câu được rút gọn cả phần chủ ngữ và vị ngữ. Ví dụ:

Hoa: “Mấy giờ cậu đi học?”.
Lan: “6 giờ” (Chỉ còn phần trạng ngữ).

=> Câu đầy đủ: “6 giờ tớ đi học”.

cau-rut-gon-la-gi 1

Tác dụng của câu rút gọn

  • Giúp câu văn trở nên ngắn gọn hon, xúc tích hơn nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin bạn muốn truyền đạt đến người đọc, người nghe.
  • Tránh trường hợp bị lặp từ quá nhiều khiến câu văn trở nên lủng củng, mất đi độ hay, độ trôi chảy.
  • Lược bỏ những chủ ngữ không cần thiết giúp câu bao hàm được ý một cách tổng quát hơn. Người nghe tiếp nhận được thông tin nhanh, chính xác.
  • Ngụ ý về hành động, suy nghĩ trong câu là dùng chung cho tất cả mọi người nên bất kỳ ai đều có thể hiểu.
  • Rút gọn câu còn giúp cho người nói nhấn mạnh vào ý quan trọng; khiến cho người nghe có thể tập trung vào nội dung chính nhiều hơn.

Tuy nhiên câu rút gọn cần được sử dụng sao cho đúng hoàn cảnh; không nên sử dụng tùy tiện bởi có thể khiến người đọc, người nghe hiểu sai ý hoặc gây ra cảm giác khiếm nhã, bất lịch sự; để lại ấn tượng xấu với người nghe. Nhất là khi nói chuyện với người lớn tuổi bạn nên hạn chế dùng câu rút gọn.

Ví dụ về cách rút gọn khiến câu cụt ngủn, mất lịch sự:

+ Con đã ăn cơm chưa? – Chưa

=> Ở đây bạn cần phải trả lời đầy đủ là “ Con chưa” hoặc lễ phép hơn nữa là “Con chưa ạ” hoặc “Dạ, con chưa ạ”.

+ Bài kiểm tra Văn cuối kỳ con được mấy điểm? – 7 điểm

=> Bạn cần trả lời là “Con được 7 điểm” hoặc “ Bài thi của con được 7 điểm ạ”. Cách trả lời như vậy mới thể hiện được sự lễ phép, lịch sự với người lớn tuổi hơn mình.

Cách phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt

cau-rut-gon-la-gi 2

– Nhiều người cho rằng câu rút gọn và câu đặc biệt là một; bởi chúng đều không có đầy đủ các thành phần của một câu hoàn chỉnh. Tuy nhiên, điều đó là không sai, bởi đây là hai loại câu hoàn toàn khác nhau. Cụ thể như sau:

cau rut gon

Xem ngay: Câu đặc biệt là gì? Tác dụng của câu đặc biệt là gì?

Để có thể hiểu rõ hơn về hai loại câu này, các bạn có thể tham khảo qua ví dụ minh họa dưới đây:

  • “Mừng quá! Lần này thi được điểm A”. Trong ví dụ này, mừng quá là câu đặc biệt, không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ và không thể phục hồi các thành phần đó được.
  • “Ăn cơm chưa?”. Trong ví dụ này, “Ăn cơm chưa” là câu rút gọn chủ ngữ.

=> Có thể phục hồi lại cấu trúc câu bằng cách thêm chủ ngữ cho câu, ví dụ “Hoa ăn cơm chưa?”.

Cách sử dụng câu rút gọn

– Không phải câu nào bạn cũng lựa chọn cách rút gọn. Phụ thuộc vào ngữ cảnh cũng như mục đích cụ thể để đưa ra quyết định có nên lược bỏ một số thành phần trong câu không và lược bỏ như thế nào cho hợp lý.

– Rút gọn các thành phần trong câu nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của câu. Tránh trường hợp rút gọn mà người nghe lại không hiểu hoặc hiểu sai ý dẫn đến những hiểu lầm không cần thiết.

– Không nên lạm dụng việc rút gọn câu quá nhiều bởi nhiều khi sẽ khiến người nghe có cảm giác rất khó chịu hay không được tôn trọng. Vì vậy bạn cần khéo léo khi thu gọn câu để câu nói mình sử dụng không trở nên cộc lốc.

– Trong giao tiếp hàng ngày, bạn chỉ nên sử dụng câu rút gọn với những người có vai vế ngang hàng, người ít tuổi hơn hoặc là bạn bè cùng trang lứa.

– Không nên sử dụng loại câu này khi đang nói chuyện với những người lớn tuổi hơn như: ông, bà, cha, mẹ, anh, chị… như vậy được coi là thiếu sự tôn trọng.

Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply