Ẩn dụ là gì? Phân loại – Tác dụng của phép ẩn dụ, Cho ví dụ

Ẩn dụ là gì? Ẩn dụ có tác dụng gì? Cách sử dụng như thế nào? Trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ nói cho bạn biết rõ, hãy cùng theo dõi nhé.

Xem ngay:

an-du

Ẩn dụ là gì?

– Ẩn dụ là biện pháp tu từ mà người viết dùng tên của sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật, hiện tượng khác. Giữa hai đối tượng có nét tương đồng về đặc điểm nào đó (tính chất, trạng thái, màu sắc…), nhằm làm tăng khả năng gợi cảm, gợi hình cho sự diễn đạt.

– Bạn có thể hiểu khái quát rằng ẩn dụ là hình thức thay đổi tên gọi của sự vật hiện tượng có tên là A bằng sự vật hiện tượng có tên là B, trong đó A với B có nét tương đồng với nhau.

– Theo tiếng La-tinh, ẩn dụ có nghĩa là Metaphoria. Ẩn dụ là một trong những biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến trong văn học.

Có mấy kiểu ẩn dụ?

– Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp là:

  • Ẩn dụ hình thức
  • Ẩn dụ phẩm chất
  • Ẩn dụ cách thức
  • Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Phân loại các loại ẩn dụ

– Ẩn dụ hình thức: Là ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng.

Ví dụ:

“Dưới trăng quyên đã gọi hè/Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”.

=> Hình ảnh “lửa lựu” là hình ảnh ẩn dụ vì màu đỏ của hoa lưu giống như màu lửa. Vì vậy, tác giả dùng hình ảnh lửa để chỉ màu của quả lựu.

– Ẩn dụ phẩm chất: Là ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về phẩm chất giữa các sự vật, hiện tượng.

Ví dụ:

“Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm”.

=> Người cha ở đây chính là hình ảnh ẩn dụ nói về Bác Hồ.

– Ẩn dụ cách thức: Là ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về cách thức thực hiện hành động.

Ví dụ:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

=> Kẻ trồng cây: hình ảnh ẩn dụ, ám chỉ người lao động, tạo ra giá trị bằng sức lao động.

– Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Là ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về cảm giác.

Ví dụ:

“Trời nắng giòn tan” : nói đến trời nắng to, có thể làm khô mọi vật.

– Đây là hình thức miêu tả đặc điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác.

an-du 1

Tác dụng của ẩn dụ là gì?

  • Giúp cho câu văn, câu thơ có thêm sức biểu cảm
  • Giúp câu văn, câu thơ trở nên ngắn gọn hàm súc hơn nhưng lại giàu hình ảnh hơn
  • Khiến cho cách diễn đạt lôi cuốn người đọc/người nghe hơn

Cách viết thứ 1: Diễn đạt bình thường, không phép ẩn dụ

Bác Hồ mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Cách viết thứ 2: Diễn đạt có sử dụng phép ẩn dụ

Người cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

– Trả lời: Nhìn vào hai hình thức viết, bạn có thể thấy rằng ở cách viết thứ 2 giúp câu văn trở nên tình cảm, có tính cảm xúc sâu sắc hơn là cách viết thứ 1.

Phân biệt phép ẩn dụ và phép so sánh

– Ẩn dụ: là một cách tu từ mà người hành văn không cần đến dấu câu hay từ ngữ để phân biệt giữa sự vật và hiện tại. Có thể nói, ẩn dụ được xem như là cách để so sánh ngầm các sự vật và hiện tượng có các đặc điểm giống nhau.

– So sánh: Thường sử dụng dấu câu hoặc so sánh, có thể là so sánh tương đương hoặc không tương đương.

Ví dụ: “Da trắng như tuyết, tóc đen như mun”.

=> Phép so sánh được thể hiện bằng từ “như”, “da” được so sánh với “tuyết”, và “tóc” được so sánh với “gỗ mun”.

– Hay trong câu “Những ngôi sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con”. So sánh ở đây là chỉ ra những so sánh không tương đương nhau qua từ “chẳng bằng”.

– Bạn có thể xem thêm về biện pháp tu tư so sánh

– Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply